Đăng ký sở hữu trí tuệ - Dịch vụ tư vấn pháp luật của Tia Sáng

https://tiasanglaw.com

Đăng ký sở hữu trí tuệ - Dịch vụ tư vấn pháp luật của Tia Sáng

Đăng ký sở hữu trí tuệ - Dịch vụ tư vấn pháp luật của Tia Sáng

I.  Những câu hỏi thường gặp trong quá trình đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền, logo.

Những chủ thể nào được quyền đứng tên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo?

Theo các quy định của điều luật sở hữu trí tuệ. Chủ thể được tiến hành đăng ký nhãn hiệu Trong đó, bao gồm:

·       Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam.

·       Các nhân hoặc tổ chức nước ngoài.

Lưu ý: Nhãn hiệu dù đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nếu không được sử dụng trong thời hạn 5 năm liên tục thì vẫn có thể bị chủ thể khác yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở đâu?

Người đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, logo độc quyền có thể đến tại những địa chỉ sau để đăng ký văn bằng như:

Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có trụ sở tại 384-386 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội.

Tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Tại Tp HCM: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Hoặc để tránh phiền phức và nộp hồ sơ không đúng quy cách, khiến cho việc đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu bị chậm trễ, quý khách có thể thông qua Công ty Luật Tia Sáng đại diện nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền bao gồm những gì?

1.  Mẫu nhãn hiệu :

·    Người đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị 10 mẫu nhãn hiệu thể hiện nhiều dạng của nhãn hiệu như: mẫu trắng đen, mẫu có màu, mẫu chỉ ở dạng chữ, mẫu chỉ có hình, mẫu kết hợp cả 2…

·    Mẫu nhãn hiệu in theo quy cách kích thước không được dài hơn 8cmkhông nhỏ hơn 2cm.

2.  Tờ khai

Tờ khai là tài liệu không thể thiếu trong bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Nội dung của tờ khai bao gồm:

– Thông tin chủ đơn và đại diện của chủ đơn;

– Thống kê các chi phí nộp đơn;

– Thống kê các tài liệu có trong đơn;

– Danh mục phân nhóm các hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu;

– Tài liệu khác, nếu có.

3.  Một số tài liệu khác

Các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể phải bổ sung như sau:

– Giấy ủy quyền cần khi người đăng ký nhãn hiệu nhờ một đơn vị thứ 3 làm thủ tục đăng ký;

– Tài liệu ưu tiên khi muôn nhận quyền ưu tiên xét duyệt hồ sơ;

– Tài liệu xác nhận được sử dụng các dấu hiệu đặc biệt;

– Tài liệu xác nhận quyền được đăng ký nhãn hiệu;

– Tài liệu xác nhận quyền thụ hưởng đăng ký từ người khác;

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận;

– Chứng từ nộp lệ phí.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền của Công ty luật Tia Sáng quý khách chỉ cần cung cấp các tài liệu sau:

Bản sao giấy CMND/ hộ chiếu/ passport (nếu là cá nhân đứng tên). Hoặc bản scan, ảnh chụp giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là doanh nghiệp, hộ kinh doanh đứng tên);

– File hình ảnh thương hiệu, logo cần đăng ký;

– Thông tin liên hệ gồm: số điện thoại, email, địa chỉ cố định để cục Sở Hữu Trí Tuệ gởi các thông báo khi cần thiết;

– Những tài liệu còn lại các luật sư Công ty Luật Tia Sáng sẽ bổ sung cho quý khách theo quy định của pháp luật.

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, logo có cần tra cứu trước không?

Trả lời:

- Ở bước nộp đơn này, Quý khách hàng có thể tra cứu sơ bộ thương hiệu độc quyền trên trang http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php chỉ mất khoảng từ 3 đến 5 tiếng và hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, Dữ liệu trên cổng thông tin dữ liệu quốc gia do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cung cấp được cập nhật trước thời điểm tra cứu là 3 tháng, nên việc tra cứu trên chỉ mang tính chất tham khảo không chính xác 100%.

- Tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền nâng cao: được thực hiện bởi các chuyên viên có kinh nghiệm chuyên môn cao sẽ đảm bảo kết quả chính xác cao. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Công ty Luật Tia Sáng, Ngoài việc được tra cứu nhãn hiệu miễn phí thì các chuyên viên của chúng tôi sẽ thẩm định, kiểm tra sự trùng lặp, dễ gây nhầm lẫn để hướng dẫn khách hàng điều chỉnh lại cho hợp quy cách.

Thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền là bao lâu?

Trả lời

Thời hạn có hiệu lực của văn bằng là 10 năm kể từ ngày cấp, và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp không giới hạn số lần.

Trong vòng 6 tháng trước ngày văn bằng chứng nhận nhãn hiệu độc quyền hết hiệu lực thì chủ sở hữu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và đóng lệ phí theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

II. Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Bước 1: Tra cứu đánh giá thương hiệu cần đăng ký

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu thương hiệu, logo cần đăng ký cho Công ty Luật Tia Sáng để được tra cứu miễn phí và nhận tư vấn trực tiếp của các Luật sư. Để biết thương hiệu của doanh nghiệp có bị trùng và còn đăng ký bảo hộ thương hiệu được không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký: Sau khi tra cứu và kết luận nhãn hiệu có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên trên.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bao hộ thương hiệu: Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký: Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn hoặc tổ chức đại diện cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng

Bước 5: Nhận quyết định cấp văn bằng hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Bước 6: Nộp phí cấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu độc quyền, logo.

ð Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu, logo kéo dài từ 22 đến 24 tháng.

 

III.Bảng lệ phí đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu , logo

STT

Tên Phí

Đơn giá/ nhóm dưới 6sp

Đơn giá/nhóm từ 7 sp trở lên

1

Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

600.000đ

 

2

Phí công bố nhãn hiệu

120.000đ

 

3

Phí thẩm định nội dung

550.000đ

120.000đ

4

Phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định nhãn hiệu

180.000đ

30.000đ

5

Phí phân loại quốc tế hàng hóa

100.000đ

20.000đ

6

Phí đăng bạ Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000đ

 

7

Phí công bố Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ

120.000đ

 

8

Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

120.000đ

100.000đ

9

Lệ phí nộp đơn

150.000đ/đơn

 

IV. Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Để được gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực và chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.

Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu sau đây:

(1)  Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ, làm theo mẫu 02-GHVB quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.

(2)  Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu).

(3)  Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện).

(4)  Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định.

V. Những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi không đăng ký bảo hộ thương hiệu.

Điều gì sẽ xảy ra nếu như Nhãn hiệu, Thương hiệu, Logo của Quý Khách hàng không được bảo hộ độc quyền hoặc không được tra cứu, thẩm định kỹ trước khi đăng ký bảo hộ độc quyền?

Rủi ro:

– Không độc quyền khai thác thương mại đối với Nhãn hiệu của mình;

– Lãng phí chi phí tiền bạc và thời gian xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp mà không được bảo hộ độc quyền và vi phạm các quy định về đăng ký độc quyền;

– Có khả năng bị khởi kiện, thậm chí phải bồi thường vì vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác;

– Bị ngăn cấm bán hàng hóa và dịch vụ ngay trên thị trường nội địa nếu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam;

– Và rất nhiều rủi ro khác …

=> VẬY LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI BỎ CÁC RỦI RO TRÊN, KHÔNG TỐN THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC đê sở hữu Logo – Nhãn hiệu NHANH NHẤT

– LOGO – NHÃN HIỆU Quý Khách phải không vi phạm các điều 72-73-74 của Luật Sở hữu trí tuệ;

– LOGO – NHÃN HIỆU của Quý Khách phải không được GIỐNG, TƯƠNG TỰ, KHÁC BIỆT KHÔNG ĐÁNG KỂ … với nhãn hiệu đã được bảo hộ

– Vậy quý khách phải : tra cứu các thông tin trên và loại bỏ tất cả các khả năng trên để có khả năng sở hữu LOGO – NHÃN HIỆU của mình sau 12 tháng

Công ty Luật Tia Sáng sẽ giúp quý khách kiểm tra, thẩm định khả năng bảo hộ LOGO – NHÃN HIỆU, KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP, SÁNG CHẾ, BẢN QUYỀN TÁC GIẢ

– Với kiến thức chuyên môn: các Luật sư Tia Sáng sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu trên 3 nguồn thông tin (thông tin trên internet; thông tin của Cục sở hữu trí tuệ, bao gồm cả nguồn thông tin nội bộ của Cục sở hữu trí tuệ và nguồn thông tin quốc tế đăng ký chỉ định tại Việt Nam – WIPO)

– Với kỹ thuật tra cứu chuyên sâu, Công ty Luật Tia Sáng cam kết tư vấn cho Quý Khách hàng khả năng bảo hộ nhãn hiệu lên tới 90%

– Chúng tôi cam kết trả lại toàn bộ phí nếu Quý Khách hàng không nhận được VĂN BẰNG ĐỘC QUYỀN sản phẩm/ dịch vụ của Quý Khách hàng.

Công ty Luật Tia Sáng là một Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, đặc biệt là dịch vụ Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký để được tư vấn

Đăng ký tư vấn