Khái niệm bản án hình sự sơ thẩm và viết bản án hình sự sơ thẩm

https://tiasanglaw.com

Khái niệm bản án hình sự sơ thẩm và viết bản án hình sự sơ thẩm

Khái niệm bản án hình sự sơ thẩm, hình thức viết bản án hình sự sơ thẩm

  Bản án hình sự sơ thẩm là gì? Kỹ năng soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm? Các yêu cầu khi soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm? Bản án hình sự sơ thẩm phải được viết đúng theo mẫu và đúng ngữ pháp?

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Luật thi hành án hình sự 2019

2. Bản án hình sự là gì?

- Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng có và quan trọng nhất của Tòa án. Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ban hành bản án theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng. Bản án là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.

- Bản án hình sự là văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án hình sự hoặc là quyết định của toà án thừa nhận. Bản án hình sự sơ thẩm là phán quyết của Hội đồng xét xử, dựa trên kết quả tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm (giữa bên công tố và bên bào chữa). Đây là một văn bản tố tụng quan trọng nhưng chưa có hiệu lực pháp luật ngay và có thể bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

- Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự, bản án hình sơ sơ thẩm có thể bị bị cáo (người bị kết tội) kháng cáo hoặc Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị– nếu cho rằng phán quyết của tòa là quá nặng hay quá nhẹ, không đúng pháp luật. Thời hạn kháng cáo theo qui định là 15 ngày kể từ ngày Tòa tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: Tên Tòa án xét xử sơ thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số của bản án và ngày tuyên án; họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, dân tộc, tiền án, tiền sự của bị cáo; ngày bị cáo bị tạm giữ, tạm giam; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện của bị cáo; họ tên của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật và những người khác được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị hại, đương sự, người đại diện của họ; số, ngày, tháng, năm của quyết định đưa vụ án ra xét xử; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử;

3. Đặc điểm của bản án hình sự?

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì có hiệu lực pháp luật.

- Bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm.

- Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

4. Phân loại bản án hình sự

Bản án hình sự gồm có: Bản án hình sự sơ thẩm và bản án phúc thẩm, cụ thể:

Bản án sơ thẩm:

- Khái niệm:

+ Là bản án được tuyên tại phiên xét xử sơ thẩm. Xét xử sơ thẩm là lần xét xử đầu tiên của 1 vụ án theo thẩm quyền của từng cấp toà án. Ví dụ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội như các tội xâm phạm an ninh quốc gia;...Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành.

Bản án phúc thẩm:

- Khái niệm

+ Là bản án được tuyên tại phiên toà phúc thẩm. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

+ Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.

5. Hiệu lực của bản án hình sự

- Theo Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Theo khoản 2 Điều 355 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

6. Nguyên tắc thi hành án hình sự

Việc thi hành án hình sự ngoài việc đảm bảo việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật cần lưu ý các nguyên tắc sau:

Hiện nay, nguyên tắc thi hành án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật thi hành án Hình sự 2019 với nội dung cụ thể như sau:

" Điều 4: Nguyên tắc thi hành án hình sự

1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

3. Bảo đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa; tôn trọng danh dự, nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp, quyền, lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại chấp hành án.

4. Kết hợp trừng trị và giáo dục cải tạo trong việc thi hành án; áp dụng biện pháp giáo dục cải tạo phải trên cơ sở tính chất, mức độ phạm tội, độ tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ học vấn và các đặc điểm nhân thân khác của người chấp hành án.

5. Thi hành án đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội.

6. Khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường thiệt hại.

7. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

8. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong hoạt động thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng theo quy định của pháp luật ".

7. Giao bản án hình sự sơ thẩm là gì?

Giao bản án hình sự sơ thẩm là việc chuyển giao bản án đó cho các cá nhân, tổ chức có liên quan và phía cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc thi hành bản án đã tuyên đối với người phạm tội.

– Thủ tục giao bản án hình sự sơ thẩm trực tiếp:

Người thực hiện việc giao bản án hình sự sơ thẩm phải trực tiếp chuyển giao cho người được nhận. Người nhận phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

Trường hợp người được nhận bản án hình sự sơ thẩm vắng mặt thì bản án hình sự sơ thẩm có thể được giao cho người thân thích của họ có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận và yêu cầu người này cam kết giao lại ngay cho người được nhận. Ngày ký nhận của người thân thích là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp không thể giao cho người được bản án hình sự sơ thẩm theo quy định thì có thể chuyển giao văn bản đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập để giao lại cho người được nhận. Cơ quan, tổ chức phải thông báo ngay kết quả việc giao bản án hình sự sơ thẩm cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã yêu cầu. Ngày ký nhận của cơ quan, tổ chức là ngày được cấp, giao văn bản tố tụng.

Trường hợp người được nhận bản án hình sự sơ thẩm vắng mặt hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, giao, có xác nhận của đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú, làm việc, học tập.

Trường hợp người được nhận văn bản tố tụng từ chối nhận bản án hình sự sơ thẩm thì người thực hiện việc cấp, giao phải lập biên bản về việc từ chối và có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

Trường hợp người được giao bản án hình sự sơ thẩm là cơ quan, tổ chức thì bản án hình sự sơ thẩm này được giao trực tiếp cho người đại diện của cơ quan, tổ chức đó và phải được người này ký nhận. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận.

– Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính

Việc giao bản án hình sự sơ thẩm qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng. Văn bản có xác nhận phải được chuyển lại cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ xác nhận đã nhận được văn bản tố tụng.

– Trách nhiệm giao bản án hình sự sơ thẩm

Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải giao bản án hình sự sơ thẩm cho người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.

Người được giao trách nhiệm giao bản án hình sự sơ thẩm nhưng không thực hiện, thực hiện không đầy đủ theo quy định thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

8. Thời hạn giao bản án hình sự sơ thẩm là bao lâu?

Theo điều 262 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giao bản án cho bị cáo, bị hại, Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa; gửi bản án cho bị cáo bị xét xử vắng mặt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 290 của Bộ luật này, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Cơ quan điều tra cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Trại tạm giam, Trại giam nơi đang giam giữ bị cáo; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo làm việc, học tập; cấp bản sao bản án hoặc trích lục bản án về những phần có liên quan cho đương sự hoặc người đại diện của họ.

Nếu trong thời hạn giao bản án hình sự sơ thẩm mà không thực hiện thì sẽ bị gì?

Nếu trong thời hạn giao bản án hình sự sơ thẩm mà không thực hiện; thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không thi hành án:

Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án; hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

c) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

d) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

– Tội cản trở việc thi hành án:

Người nào lợi dụng chức vụ; quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án bỏ trốn;

b) Dẫn đến hết thời hiệu thi hành án;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án; người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án tiếp tục thực hiện tội phạm;

c) Dẫn đến người bị kết án, người phải thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản; và không thi hành được nghĩa vụ thi hành án với số tiền 200.000.000 đồng trở lên;

d) Gây thiệt hại 200.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự

Bản án hình sự phải được đảm bảo thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, trong đó, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật.

Việc kiểm sát thi hành án hình sự được thực hiện bởi Viện kiểm sát nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong thi hành án hình sự. Những hành vi gây cản trở, chống đối nhằm gián đoạn việc thi hành án hình sự đều bị xem xét xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể, pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam quy định về những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự với nội dung như sau:

- Phá hủy cơ sở quản lý, giam giữ; hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi quản lý, giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải, dẫn giải; đánh tháo phạm nhân, người chấp hành biện pháp tư pháp, người bị áp giải, dẫn giải.

- Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về thi hành án hình sự; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người có trách nhiệm thi hành án hình sự.

- Không ra quyết định thi hành án hình sự; không thi hành quyết định trả tự do theo quy định của pháp luật và quyết định khác của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự.

- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, nhũng nhiễu trong thi hành án hình sự.

- Tha trái pháp luật người đang bị giam, người bị áp giải thi hành án; thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, canh gác, áp giải thi hành án để người chấp hành án phạt tù, án tử hình hoặc án phạt trục xuất trốn.

- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách cho người không đủ điều kiện; không đề nghị cho người đủ điều kiện được miễn, giảm, hoãn, tạm đình chỉ, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách; đề nghị hoặc không đề nghị chấm dứt trước thời hạn việc chấp hành biện pháp tư pháp, hoãn, đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp; cản trở người, pháp nhân thương mại chấp hành án thực hiện các quyền theo quy định của Luật này.

- Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp.

- Kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án.

- Cấp hoặc từ chối cấp trái quy định của pháp luật quyết định, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc giấy tờ khác về thi hành án hình sự.

- Làm sai lệch hồ sơ, sổ sách về thi hành án hình sự.

10. Hủy, sửa bản án hình sự sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Các quy định về Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại được quy định tại Điều 357 và 358 Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm

1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:

a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;

c) Giảm hình phạt cho bị cáo;

d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;

đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;

e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.

2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:

a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;

b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;

c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;

d) Không cho bị cáo hưởng án treo.

Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.

Điều 358. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại

1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:

a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;

b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;

c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.

2. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:

a) Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;

b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;

c) Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;

d) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;

đ) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

3. Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.

4. Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.

5. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.

11. Các yêu cầu khi soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm.

Theo yêu cầu hiện nay, Bản án khi tuyên đọc là công khai và không chỉ giới hạn tại phiên tòa xét xử mà Bản án còn được đăng tải để mọi người dân đều có thể cập nhật nghiên cứu và cũng là một nguồn tài liệu quan trọng không chỉ trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân mà còn có tác dụng răn đe đối với những người có những ý định vi phạm hoặc coi thường các quy định của pháp luật.

Để đạt được mục đích đó, đòi hỏi các Bản án của Tòa án nói chung và Bản án hình sự sơ thẩm nói riêng cần phải được thể hiện một cách trung thực, rõ ràng các diễn biến của phiên tòa công khai, thông qua hoạt động thẩm vấn tại phiên tòa, những ý kiến tranh luận và kết quả tranh luận của người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác đối với Cáo trạng và bản luận tội của Viện kiểm sát. Các chứng cứ được sử dụng của Hội đồng xét xử để buộc tội hoặc phản bác ý kiến của người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa thậm chí Hội đồng xét xử còn có quyền phản bác cả ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa cần phải được phân tích đánh giá một cách chính xác và đầy đủ để khẳng định việc tuyên bố bị cáo phạm tội của Hội đồng xét xử là chặt chẽ, có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Trong vấn đề quyết định hình phạt, cũng cần có những đánh giá nhận xét chính xác tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, tầm quan trọng của các khách thể mà hành vi phạm tội đã xâm phạm, vai trò của từng bị cáo trong các vụ án đồng phạm có nhiều người tham gia, nhân thân của người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để tuyến mức án phù hợp và có tính thuyết phục.

Có như vậy, thì tất cả mọi người dân tham dự phiên tòa đều nhận thức được tính trung thực, công khai minh bạch của Hội đồng xét xử cũng như những người dân không dự phiên tòa khi đọc được Bản án hình sự của Tòa án có thể nắm bắt được nội dung của vụ án cũng như hiểu được chính sách hình sự của Nhà nước trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay và nhận thấy việc xét xử và quyết định hình phạt của Tòa án là hoàn toàn đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tạo được niềm tin của nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước hiện nay.

Việc soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm đảm bảo được các yêu cầu là một nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự, nhất là hiện nay, việc công bố bản án là một yêu cầu bắt buộc. Đặc biệt là Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ban hành mẫu và hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm thống nhất trong toàn ngành.

Soạn thảo bản án hình sự sơ thẩm là công việc thường xuyên của Thẩm phán và những người được giao soạn thảo bản án. Bản án hình sự sơ thẩm là sản phẩm thể hiện kết quả toàn bộ hoạt động tố tụng của Tòa án kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi tuyên án. Vì vậy, chất lượng bản án phụ thuộc vào trình độ, bản lĩnh và kỹ năng nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác cải cách tư pháp giai đoạn hiện nay đòi hỏi mỗi Thẩm phán và những người giao soạn thảo bản án phải nắm chắc quy định của pháp luật, hồ sơ vụ án, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để có những bản án hình sự thực sự công minh, khách quan, đúng quy định, thấu tình đạt lý.

Vì vậy, khi soạn thảo bản án cần lưu ý đến các yêu cầu chung đối với bản án như sau:

Thứ nhất, là một văn bản tố tụng nên bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án phải có hình thức, bố cục và các nội dung cần thể hiện theo đúng quy định của pháp luật tố tụng và Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19/9/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng hình sự. Thể thức và kỹ thuật soạn thảo bản án được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH 14 ngày 14/3/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, các thông tin thể hiện trong bản án hình sự sơ thẩm phải bảo đảm tính chính xác; các lập luận, kết luận và các quyết định của Hội đồng xét xử về các vấn đề cần giải quyết trong vụ án phải cụ thể, chặt chẽ, logic có đầy đủ cơ sở thực tiễn và pháp luật, nhằm bảo đảm tính thuyết phục và khả thi của bản án. Bản án còn phải được viết một cách ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, dễ hiểu, trang trọng, lịch sự về mặt văn phong với lập luận chặt chẽ, logic về nội dung trên cơ sở có đủ lượng thông tin thực tế, thông tin quy phạm và những thông tin đó phải được xử lý và bảo đảm chính xác.

Thứ ba, bản án hình sự sơ thẩm phải được soạn thảo theo văn phong hành chính pháp lý có đặc tính trang trọng, nghiêm túc, khách quan, trung tính, dễ hiểu và ngắn gọn, kết hợp với việc sử dụng chính xác các thuật ngữ và từ ngữ pháp lý được thể hiện trong các văn bản pháp luật. Bản án là văn bản tố tụng pháp lý, là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ viết của Tòa án, cơ quan thực hiện quyền tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong quan hệ tố tụng tư pháp với cá nhân, cơ quan, tổ chức, bản án phải có tính phổ thông đại chúng, theo đó ngôn ngữ trong bản án phải bằng tiếng Việt và phải được sử dụng theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt phù hợp với trình độ dân trí nói chung để mọi đối tượng có liên quan đến việc thi hành bản án đều có thể nhận biết được nội dung bản án đầy đủ; bảo đảm tối đa tính phổ cập nhưng phải bảo đảm tính nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học của bản án.

Tuyệt đối không sử dụng ngôn ngữ văn nói trong bản án, theo đó tránh sử dụng những từ ngữ có tính dân dã, không thể hiện tính trang trọng, lịch sự trong các bản án. Nếu không bảo đảm các yêu cầu nêu trên, bản án mà Tòa án đã tuyên sẽ có thể bị kháng cáo, kháng nghị dẫn đến hệ quả là sẽ bị Tòa án có thẩm quyền sửa hoặc hủy theo căn cứ quy định tại các luật tố tụng.

12. Bản án hình sự sơ thẩm phải được viết đúng theo mẫu.

Theo văn bản hướng dẫn Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về mẫu bản án thì Bản án hình sự sơ thẩm gồm có 4 phần: Phần mở đầu; phần nhận thấy; phần xét thấy; phần quyết định. Tuy nhiên, Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sự thay đổi về nội dung của bản án. Để bảo đảm cho việc viết bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm được thống nhất, đúng pháp luật, đáp ứng mục đích, yêu cầu nhiệm vụ công khai bản án, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã thống nhất một số nội dung hướng dẫn viết bản án hình sự sơ thẩm tại mẫu số 27- HS Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 4 phần: Phần mở đầu; phần nội dung vụ án; phần nhận định của Hội đồng xét xử và phần quyết định như sau:

Thứ nhất, Phần mở đầu của bản án hình sự sơ thẩm: Phần này, Tòa án phải tuân thủ các thể thức, cách thức trình bày theo đúng biểu mẫu Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Thứ hai, Phần nội dung vụ án: Theo quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự thì bản án phải ghi đầy đủ những nội dung sau: Số, ngày, tháng, năm của bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, tên Viện kiểm sát truy tố, hành vi của bị cáo theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố; tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật Hình sự và mức hình phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng mà Viện kiểm sát đề nghị áp dụng đối với bị cáo; ý kiến của người bào chữa, bị hại, đương sự, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập.

Sau quá trình nghiên cứu hồ sơ và diễn biến tại phiên tòa, Thẩm phán phải tự mình tổng hợp diễn biến của vụ án, xác định được các hành vi, các sự kiện xảy ra của vụ án. Phải tóm tắt được những vấn đề cơ bản của vụ án và đối chiếu với kết quả điều tra, kết quả truy tố tại bản cáo trạng xem có vấn đề gì, tình tiết nào phù hợp hoặc không phù hợp, không để chi phối bởi bản cáo trạng.

Thứ ba, phần nhận định của Hội đồng xét xử: Theo quy định tại điểm d, đ, e khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bản án hình sự, đã thể hiện rõ chủ thể thực hiện tiến hành tố tụng tại phiên tòa là “Hội đồng xét xử”. Do đó, mở đầu của phần này được ghi bằng chữ in hoa đậm ở giữa dòng như sau: “NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ:”. Khác với bản án dân sự, hành chính, đối với bản án hình sự, cần lưu ý viết theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Phần nhận định này phải thống nhất với phần quyết định, không được nhận định một hướng, xử lý theo hướng khác, phải có tính logic, chặt chẽ giữa các phần với nhau. Hội đồng xét xử phân tích, đánh giá từng vấn đề, cụ thể: phân tích tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng; phân tích những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định không có tội; đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; đánh giá về vật chứng, xử lý vật chứng; đánh giá về vấn đề bồi thường thiệt hại (nếu có); đánh giá về những vấn đề khác (nếu có) như: việc khởi tố vụ án hay yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm hoặc hành vi phạm tội mới (nếu có). Kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân và điều kiện phạm tội, phòng ngừa tội phạm; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật (nếu có). Xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp bảo đảm nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc thấy không còn cần thiết (nếu có).

Thứ tư, phần quyết định của bản án: Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong phần này ghi đầy đủ các nội dung về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về án phí và quyền kháng cáo. Trường hợp có quyết định phải thi hành ngay thì ghi rõ quyết định đó.

13. Bản án hình sự sơ thẩm phải được viết đúng ngữ pháp.

Xét đặc điểm và tính chất của bản án có nhiều điểm tương đồng với văn bản hành chính và văn bản quy phạm pháp luật (là văn bản của Nhà nước, có tính chất mệnh lệnh, có giá trị thi hành…), trong khi chưa có văn bản chính thức của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về việc sử dụng từ ngữ trong bản án, trước mắt có thể vận dụng theo các nguyên tắc quy định tại Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14 ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chi tiết và thể thức kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bản án là một văn bản, vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với câu văn trong bản án là phải đúng cấu trúc ngữ pháp, bảo đảm câu văn phải hoàn chỉnh với đầy đủ các thành phần cấu trúc cơ bản của câu hoàn thiện, tức là phải viết đủ chủ ngữ và vị ngữ và các loại dấu câu trong tiếng Việt.
Viết đúng ngữ pháp còn đòi hỏi người viết phải dùng các từ ngữ, thuật ngữ (văn phong) rõ ràng, dễ hiểu không có ai hiểu khác, tránh tình trạng mỗi người hiểu một khác hoặc dùng từ mà ai muốn hiểu thế nào cũng được.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản là tiếng Việt; cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và phổ thông. Không dùng từ ngữ địa phương, từ ngữ cổ và từ ngữ thông tục. Từ ngữ nước ngoài chỉ được sử dụng khi không có từ ngữ tiếng Việt tương ứng để thay thế và phải được phiên âm sang tiếng Việt hoặc có thể sử dụng trực tiếp nếu là từ ngữ thông dụng, phổ biến. Văn bản phải sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Trong văn bản có thuật ngữ chuyên môn cần phải làm rõ nội dung thì thuật ngữ đó phải được giải thích.

Từ ngữ viết tắt chỉ được sử dụng trong trường hợp thật cần thiết và phải giải thích nội dung của từ ngữ đó tại lần xuất hiện đầu tiên trong văn bản. Từ ngữ được sử dụng trong văn bản phải thể hiện chính xác nội dung cần truyền đạt, không làm phát sinh nhiều cách hiểu, trường hợp dùng từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích theo nghĩa được sử dụng trong văn bản. Không sử dụng từ nghi vấn, các biện pháp tu từ trong văn bản. Từ ngữ chỉ nội dung giống nhau phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản. Chữ viết hoa trong văn bản được sử dụng đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.

14. Dịch vụ luật sư bào chữa hình sự của Luật Tia Sáng

Việc yêu cầu luật sư bào chữa giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ rất có lợi cho các thân chủ trong các vụ án hình sự. Luật sư luôn giúp thân chủ bảo vệ quyền lợi của mình hoặc giảm trách nhiệm hình sự.

Công ty Luật Tia Sáng cung cấp dịch vụ luật sư với tư cách:

  • Luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo
  • Luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bị hại và các đương sự khác

ban an hinh su so tham

14.1. Quy trình tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ, tài liệu và yêu cầu của khách hàng;

Bước 2: Luật sư tiếp nhận; gửi Thư trao đổi tư vấn định hướng và báo phí dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng;

Bước 3: Khách hàng và Luật Tia Sáng ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí theo thỏa thuận;

Bước 4: Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án các cấp;

Bước 5: Luật sư chuyên môn phụ trách thông báo tiến độ xử lý tại Công an, Viện kiểm sát, Tòa án và tư vấn hướng giải quyết tiếp theo cho đến khi quyền lợi của khách hàng được bảo đảm;

14.2. Lý do nên chọn dịch vụ luật sư bào chữa của Luật Tia Sáng

  • Mức phí luật sư phù hợp. Mức phí sẽ tùy vào trách nhiệm của luật sư, vụ án... Quý khách hàng vui lòng liên hệ để được tư vấn chính xác.
  • Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, toàn tâm vì khách hàng.
  • Khách hàng được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vụ án, đường lối giải quyết vụ án.
  • Luật sư tham gia các giai đoạn của vụ án hình sự ( điều tra, truy tố, xét xử), tham gia xét xử sơ thẩm và phúc thẩm (giám đốc thẩm, tái thẩm).
  • Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, giảm tối đa trách nhiệm hình sự

14.3. Cam kết chất lượng dịch vụ

Với tôn chỉ “Tận tâm – Uy tín – Hiệu quả”, Luật Tia Sáng cam kết với khách hàng về chất lượng dịch vụ luật sư hình sự. Bên cạnh đảm bảo về chất lượng dịch vụ pháp lý, đảm bảo thực hiện công việc theo đúng quy định pháp luật, đúng lương tâm, đạo đức hành nghề của một luật sư, chúng tôi còn mang đến sự hài lòng và an tâm đến quý khách hàng.
Không chỉ thế, dịch vụ luật sư hình sự của Luật Tia Sáng luôn luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình, cống hiến tri thức pháp luật đến khách hàng, mang lại hiệu quả công việc cho khách hàng.
Bên cạnh những quyền lợi và cam kết về chất lượng dịch vụ, Luật Tia Sáng còn có một ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng đã tin tưởng và đã sử dụng dịch vụ luật sư hình sự của công ty đó là chính sách hậu mãi. Cụ thể là khi đã quý khách hàng đã sử dụng qua dịch vụ của công ty luật chúng tôi thì đến những lần sử dụng tiếp theo, quý khách hàng có thể sẽ được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý MIỄN PHÍ.

15. Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com

Đăng ký tư vấn