Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư Tia Sáng

https://tiasanglaw.com

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư Tia Sáng

Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Dịch vụ luật sư Tia Sáng

QUY TRÌNH, THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bạn muốn bắt đầu khởi nghiệp, thành lập một doanh nghiệp nhưng không biết nên bắt đầu từ đâu? Bạn đã phần nào đó hình thành được trong đầu mình những ý niệm đầu tiên về doanh nghiệp bạn muốn khởi tạo nhưng còn nhiều vấn đề vướng mắc pháp lý về thành lập doanh nghiệp, Luật Tia Sáng xin gửi đến bạn đọc các bước pháp lý để thành lập doanh nghiệp nhé!

MỤC LỤC

I. Quy trình, thủ tục thành lập công ty cần những gì?

II.  Thành lập công ty TNHH một thành viên

III. Thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

IV. Thành lập doanh nghiệp tư nhâ

V.   Thành lập công ty cổ phần

VI. Thành lập công ty hợp danh

VII. Giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện

____________________________________________________________________

I. Quy Trình, Thủ Tục Thành Lập Công Ty Cần Những Gì?

Bước 1. Chuẩn bị các thông tin liên quan đến hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Có rất nhiều các loại hình công ty/doanh nghiệp hợp pháp khác nhau tại Việt Nam được Chính phủ công nhận. Do đó, người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình và tầm nhìn phát triển của công ty. Có 04 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam:

  1. Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  2. Doanh nghiệp tư nhân
  3. Công ty cổ phần
  4. Công ty hợp danh

2. Chuẩn bị CMND/CCCD/Hộ chiếu (bản sao công chứng):

Bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu không quá 3 tháng của người tham gia thành lập công ty.

3. Lựa chọn đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

Người thành lập công ty hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản.

Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,…

4. Lựa chọn vốn điều lệ:

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có điều kiện về vốn điều lệ khác nhau.

5. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty:

Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc.

6. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…).

Bước 2. Tiến Hành Thành Lập Công Ty

1. Soạn thảo hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty mà khách hàng cần phải chuẩn bị bao gồm:

· Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

· Dự thảo điều lệ công ty;

· Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập;

· Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;

· Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật;

· Văn bản xác nhận vốn pháp định;

· Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.

2. Nộp hồ sơ công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền)

3. Có thể đăng ký tài khoản, nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp online trên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiết kiệm thời gian:

Đăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

4. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ:

Bước 3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.

Bước 4. Thủ Tục Thành Lập Sau Công ty

1. Tiến hành khai thuế ban đầu

2. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử

3. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài (Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm và mức thu phân theo bậc.

4. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng

5. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn                                               

6. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty

7. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

II. Giấy phép kinh doanh đối với những ngành nghề có điều kiện:

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, doanh nghiệp còn được cấp giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực có liên quan cấp. Ví dụ:

- Trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho ngân hàng, tổ chức tín dụng;

- Trong lĩnh vực chứng khoán: Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;

- Trong lĩnh vực bảo hiểm: Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm;

- Trong lĩnh vực pháp lý: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư;

- Trong lĩnh vực công chứng: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng công chứng;

- Trong lĩnh vực dầu khí: Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

- Trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không;

- Trong lĩnh vực xuất bản: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

- Trong lĩnh vực báo chí: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí in, Cục trưởng Cục báo chí cấp giấy phép xuất bản đặc san và phụ trương.

Quá trình cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên là một quá trình xem xét kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cụ thể áp dụng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện cũng như nhu cầu phát triển hoặc yêu cầu về an ninh quốc gia trong các lĩnh vực trên.

Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định cụ thể phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp lý về “Thành lập doanh nghiệp” Luật Tia sáng gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà bạn đọc còn vướng mắc, băn khoăn, hãy liên hệ với Luật Tia sáng theo thông tin trên website hoặc dưới đây để được giải đáp:

 

Đăng ký để được tư vấn

Đăng ký tư vấn