1. Bạo lực gia đình là gì?
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình: ví dụ cha mẹ bạo hành tinh thần con cái, con cái chửi mắng cha mẹ...
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
– Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng: ví dụ chồng ngược đãi vợ, cha mẹ ngược đãi con cái, con cái ngược đãi cha mẹ...
– Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
– Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
– Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
– Cưỡng ép quan hệ tình dục;
– Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
– Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
– Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
– Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Như vậy, có thể hiểu bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi cố ý của thành viên gia đình và hành vi này phải gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổ hại, về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Các hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động, như hành hạ, ngược đãi, đánh đập…nạn nhân hoặc không hành động như thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh…Những hành vi thể hiện dưới dạng hành động thường xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, đồng thời cũng gây ra những tổn hại về tinh thần cho nạn nhân.
2. Đặc điểm của bạo lực gia đình
Với định nghĩa trên, ta có thể đưa ra một số đặc điểm chung nhất, điển hình nhất của bạo lực gia đình như sau:
Một là, bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình hoặc những người đã từng có quan hệ gia đình. Vì vậy, phạm vi của bạo lực gia đình khá rộng và có tính bao quát.
Hai là, bạo lực gia đình khó bị phát hiện, khó can thiệp bởi hành vi này thường xảy ra trong gia đình; người ngoài rất khó can thiệp.
Ba là, bạo lực gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể là bạo lực gia đình giữa vợ – chồng, cha mẹ – các con, ông bà – các cháu, anh, chị, em trong gia đình với nhau,…
3. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong luật phòng chống bạo lực gia đình.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình được quy định trong tại Điều 8 Luật Phòng chống bạo lực gia đình như sau:
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007. Cụ thể:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
4. Tố cáo hành vi bạo lực gia đình ở đâu?
Khi phát hiện bạo lực gia đình. Bạn sẽ tố cáo bạo lực gia đình ở đâu? Căn cứ tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định khi phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình như sau:
– Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 và khoản 4 Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007
Khoản 3 Điều 23 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình: “Nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.”
Khoản 4 Điều 29 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007: “Nhân viên tư vấn phải có phẩm chất đạo đức tốt và bảo đảm yêu cầu về chuyên môn theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực tư vấn. Trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, nhân viên tư vấn có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.”
– Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Như vậy, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp nhân viên y tế, nhân viên tư vấn khi thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
5. Xử lý bạo lực gia đình như thế nào?
5.1. Mức phạt hành chính
Vi phạm hành chính về bạo lực gia đình được quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c)Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5.2. Mức phạt hình sự
Bạo hành gia đình phạt bao nhiêu năm tù. Dưới đây Luật Tia Sáng sẽ thông tin chi tiết mức phạt hình sự cho các bạn.
Tùy vào hành vi cũng như mức độ của hành vi bạo lực gia đình mà người có hành vi bạo lực gia đình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ yếu tố cấu thành các tội sau:
- Về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp luật định, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Về Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 nếu người có hành vi bạo lực gia đình đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
6. Xử phạt con cái ngược đãi cha mẹ, chửi cha mắng mẹ như thế nào?
Tội chửi cha mắng mẹ bị xử lý như thế nào theo quy định mới. Con cái ngược đãi cha mẹ là vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
6.1. Phạt hành chính
Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ (tội chửi cha mắng mẹ); có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
6.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự con cái ngược đãi bố mẹ
Bạo hành gia đình phạt bao nhiêu năm tù. Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:
Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Như vậy con cái ngược đãi cha mẹ có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
6.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự con cái ngược đãi bố mẹ về tội cố ý gây thương tích
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
……………”
Như vậy nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt tù cao hơn; có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.
7. Cha mẹ ngược đãi con cái (Tội ngược đãi con cái) bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái:
“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”
Theo đó, cha mẹ phải có nghĩa vụ yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo, giáo dục con, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc cho con chứ không có quyền đánh đập, ngược đãi con.
Tội ngược đãi con cái - cha mẹ ngược đãi con cái sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự cha mẹ ngược đãi con cái cố ý gây thương tích. Chi tiết xử phạt giống như xử phạt con cái ngược đãi cha mẹ.
>>> TÌM HIỂU THÊM TRƯỜNG HỢP VIỆC CHA BẠO HÀNH CON 11 TUỔI DÃ MAN Ở HÀ TĨNH
8. Xử phạt cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
8.1. Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là gì?
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái là một trong những vấn nạn nhức nhối trong những năm gần đây. Tuy nhiên; bạo hành tinh thần lại chưa thực sự được quan tâm đúng mức như bạo hành thể chất. Bởi bạo hành tinh thần không gây ra những dấu tích trên cơ thể và mọi người cũng rất khó để hình dung nỗi đau mà nạn nhân phải đối mặt.
Bạo hành tinh thần mặc dù không gây ra nỗi đau thể xác nhưng nó lại để lại trong tâm hồn sự tổn thương sâu sắc. Hơn nữa; trẻ còn nhỏ nên chưa thể hiểu được lời nói và hành vi của cha mẹ là sai lệch. Từ đó sẽ giữ những suy nghĩ cực đoan về chính bản thân mình.
Theo báo cáo của Bộ Văn hóa; Thể thao và Du lịch, từ năm 2012 – 2017 có đến 51.277 vụ bạo hành tinh thần trong gia đình diễn ra. Do phương phức là bạo hành bằng lời nói nên rất khó phát hiện. Vì vậy; con số này trên thực tế có thể nhiều hơn và sẽ không phản ánh đúng thực trạng mà con trẻ đang phải đối mặt.
Cha mẹ bạo hành tinh thần thường khó nhận biết bởi những lời nói và hành vi cực đoan thường sẽ được che đậy trên danh nghĩa của tình yêu thương cũng như trách nhiệm. Mặc dù hình thức có thể khác nhau; nhưng về bản chất thì cha mẹ bạo hành tinh thần luôn gây ra sự tổn thương sâu sắc cho con cái.
8.2. Dấu hiệu nhận biết cha mẹ bạo hành tinh thần con cái
Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái có thể để lại những vết sẹo tinh thần vô hình. Đôi khi tổn thương còn kéo dài suốt cuộc đời người con.
Cha mẹ bạo hành tinh thần có thể là sự cô lập, sỉ nhục hay đe dọa. Một số ví dụ khác có thể là trừng phạt nghiêm khắc; khiến trẻ em cảm thấy mình vô dụng; liên tục bắt nạt; bỏ mặc và phớt lờ con cái,…
Dưới đây là một số dấu hiệu thường thấy về việc cha mẹ bạo hành tinh thần con cái:
Tâm trạng thay đổi: Khi tâm trạng cha mẹ không tốt, họ “trút giận” lên con cái một cách vô lý để giải tỏa tâm trạng cho mình.
Đổ lỗi cho con cái: Khi cha mẹ gặp những khó khăn trong cuộc sống thì họ có thể đổ lỗi là vì con cái làm họ mất tập trung.
8.3. Cha mẹ bạo hành tinh thần con cái thì bị xử lý thế nào?
Hành vi gây áp lực thường xuyên về tâm lý được quy định tại Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Trong những trường hợp thực sự nghiêm trọng; người có hành vi bạo lực tinh thần bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác hoặc tội vu khống; với mức hình phạt nghiêm khắc hơn như cải tạo không giam giữ (đến 2 năm); phạt tù (mức thấp nhất là 3 tháng; mức cao nhất là 7 năm).
9. Chồng ngược đãi vợ
Vợ, chồng thường xuyên đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe; bạo lực tinh thần như: lăng mạ, sỉ nhục, xâm phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín khiến người bị ngược đãi bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần.
Vợ, chồng đánh đập, ngược đãi, hành hạ làm cho người bị ngược đãi, hành hạ luôn bị giày vò về mặt tình cảm, bị tổn thất về danh dự, đau khổ về tinh thần hoặc bị thương tích, tổn hại đến sức khỏe mà chưa đến mức xử lý về hình sự hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính đã được những người họ hàng của bên vợ và chồng hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở.
Chồng ngược đãi vợ là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định của luật pháp. Các mức phạt xử lý giống mục 7.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Dịch vụ luật sư bảo vệ vụ kiện ly hôn có bạo lực gia đình - Tia Sáng Law
10. Dịch vụ luật sư tư vấn bạo hành gia đình
Tư vấn tố cáo bạo lực gia đình để giải quyết các trường hợp bạo lực gia đình, cách thức yêu cầu pháp luật can thiệp khi bị bạo hành gia đình.
Nếu hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong chính gia đình mình, bạn sẽ xử lý – ứng xử như thế nào? Giải quyết hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật ra sao? Bạn cần tố cáo hành vi bạo lực gia đình ở đâu và thủ tục như thế nào? Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến 0989.072.079 | 0906.219.287 của Luật Tia Sáng luôn sẵn sàng tư vấn – giải đáp – hỗ trợ bạn!
10.1. Dịch vụ luật sư tư vấn bạo hành gia đình từ các vấn đề sau
Các vấn đề trong dịch vụ luật sư tư vấn bạo hành gia đình như sau:
– Tư vấn về thế nào là hành vi bạo lực gia đình?
– Tư vấn cách xử lý, ứng xử khi có hành vi bạo lực gia đình xảy ra trong gia đình mình
– Luật Tia Sáng còn có các chuyên gia tâm lý tư vấn – hỗ trợ bạn trong trường hợp này!
– Tư vấn về hình thức xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình
– Tư vấn về mức án hình sự đối với hành vi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng
– Tư vấn về quyền được bảo vệ, bồi thường của phụ nữ và trẻ em trong vấn đề bạo lực gia đình
– Tư vấn về vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ trong việc tố cáo hành vi bạo lực
– Tư vấn về thủ tục tố cáo hành vi bạo lực gia đình
– Tư vấn, hướng dẫn cách viết đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình
– Luật sư khởi kiện, tố cáo hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan chức năng
10.2. Tư vấn các quy định của pháp luật về bạo lực gia đình qua Email
Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật qua email của Luật Tia Sáng bạn sẽ được:
– Tư vấn ngay lập tức: Ngay sau khi gửi câu hỏi, các Luật sư sẽ tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn của bạn ngay lập tức!
– Tư vấn chính xác, đầy đủ căn cứ pháp lý: Yêu cầu tư vấn của bạn sẽ được các Luật sư tư vấn chính xác dựa trên các quy định của pháp luật. Nội dung trả lời bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật chính xác cho từng trường hợp.
– Hỗ trợ giải quyết toàn bộ vấn đề của quý khách hàng: Cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc vấn đề, tư vấn rõ ràng – rành mạch để người dùng có thể sử dụng kết quả tư vấn để giải quyết trường hợp thực tế đang vướng phải
– Do Luật sư trực tiếp trả lời: Câu hỏi của bạn sẽ do Luật sư phụ trách trả lời! Chúng tôi đảm bảo đó là Luật sư đúng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tư vấn và giải quyết trường hợp của bạn!
10.3. Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật bạo hành gia đình qua điện thoại:
– Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi phục vụ tư vấn cho toàn thể quý khách hàng miễn phí. Chúng tôi không thu bất cứ một khoản phí nào trước hoặc sau khi tư vấn. Với mục tiêu phổ biến các quy định pháp luật đến người dân tại mọi miền tổ quốc, chúng tôi hy vọng nhận được sự ủng hộ, quan tâm của toàn thể quý khách hàng.
– Nếu quý khách hàng cần gặp gỡ Luật sư hỗ trợ tư vấn trực tiếp, cần Luật sư đại diện tranh tụng, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chúng tôi có thể cử Luật sư phù hợp về tận địa điểm của quý khách hàng để tư vấn và cung cấp dịch vụ. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư trực tiếp, vui lòng liên hệ tổng đài Luật sư: 0989.072.079 | 0906.219.287 để đặt lịch hẹn – yêu cầu dịch vụ! Chúng tôi sẽ sắp xếp Luật sư chuyên môn phù hợp trợ giúp tận nơi cho quý khách hàng!
11. Tại sao lại chọn dịch vụ luật sư tư vấn bạo hành gia đình của Luật Tia Sáng
- Chất lượng đội ngũ luật sư kiện tụng được khẳng định – Chúng tôi có một đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm, bao gồm một số luật sư chuyên về luật hôn nhân và gia đình. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Luật Tia Sáng đã xây dựng thành công thương hiệu dựa trên hoạt động tư vấn và tố tụng tại tòa án.
- Thái độ tận tụy, tận tụy, chuyên nghiệp – Hiểu được những tranh chấp pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi xử lý các vụ án hôn nhân và gia đình với thái độ chuyên nghiệp và đảm bảo tính khách quan, công bằng trong từng vụ án. Với năng lực, kinh nghiệm và đội ngũ luật sư dày dạn kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng với các dịch vụ tư vấn chất lượng cao nhất.
- Chúng tôi tư vấn - Giúp các bạn trong quá trình thu thập bằng chứng chính minh là nạn nhân trong bạo hành gia đình.
Cam kết của Công ty Luật Tia Sáng
Khi sử dụng dịch vụ của Luật Tia Sáng, bạn sẽ nhận được dịch vụ tốt nhất vì công ty chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và coi công việc, quyền lợi của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho mọi hoạt động của chúng tôi. Độc giả có thể đánh giá dịch vụ của chúng tôi thông qua các tiêu chí sau:
Uy tín
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, bạn có thể yên tâm về các vấn đề bảo mật thông tin, chi phí, thời gian làm việc, v.v.
Trách nhiệm
Chúng tôi luôn cung cấp thông tin liên quan, căn cứ pháp luật, cơ sở pháp lý và cung cấp các giải pháp toàn diện, khách quan và có mục tiêu, giải quyết rõ ràng và lựa chọn giải quyết vụ án hình sự phù hợp.
Tính chuyên nghiệp
Chúng tôi luôn cam kết vì lợi ích của khách hàng trừ khi yêu cầu của khách hàng vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
Chi phí hợp lý
Để mang lại sự thoải mái và yên tâm cho khách hàng, chúng tôi luôn có chính sách hỗ trợ và điều chỉnh giá dịch vụ để phù hợp với công việc.
Trên đây là toàn bộ nội dung của Công ty Luật Tia Sáng. Quý khách cần tư vấn bạo hành gia đình vui lòng liên hệ với luật sư Tia Sáng qua số điện thoại 0989.072.079 | 0906.219.287 hoặc địa chỉ email tiasanglaw@gmail.com sẽ nhận tất cả các câu hỏi và nhu cầu thuê một luật sư tư vấn bạo hành gia đình chuyên nghiệp.
12. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com