Luật doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp cần hiểu gì trước khi bắt đầu?
Luật doanh nghiệp – “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động kinh doanh
Luật doanh nghiệp là hệ thống các quy định pháp lý do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động thành lập, tổ chức, quản lý và vận hành của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây không chỉ là một bộ luật khô khan, mà là “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp hoạt động đúng hướng, tránh vi phạm và phát triển bền vững.

Luật Doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam là Luật Doanh nghiệp 2020
Văn bản này quy định chi tiết từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân…) cho đến việc quản trị, chia lợi nhuận, chuyển nhượng vốn, giải thể…
Những điều doanh nghiệp cần hiểu rõ ngay từ giai đoạn chuẩn bị
Trước khi chính thức bước vào “cuộc chơi kinh doanh”, doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý những yếu tố pháp lý cốt lõi sau:
1. Chọn đúng loại hình doanh nghiệp
- Công ty TNHH 1 thành viên/2 thành viên trở lên: phù hợp nhóm khởi nghiệp, ít người góp vốn.
- Công ty cổ phần: thích hợp mở rộng quy mô, gọi vốn, phát hành cổ phiếu.
- Doanh nghiệp tư nhân: dễ vận hành nhưng chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản cá nhân.
Việc chọn sai ngay từ đầu có thể kéo theo hệ quả về sau khi thay đổi mô hình, cấu trúc vốn, hoặc bị hạn chế trong hoạt động.
2. Nắm rõ các thủ tục pháp lý cần có khi thành lập
- Soạn thảo điều lệ công ty chuẩn luật.
- Đăng ký kinh doanh tại Sở KHĐT.
- Khắc dấu, mở tài khoản ngân hàng.
- Đăng ký thuế và sử dụng hóa đơn điện tử hợp pháp.

Hiểu luật trước khi khởi nghiệp là nền móng vững chắc để doanh nghiệp phát triển lâu dài mà không “vướng sai phạm”
3. Xác định ngành nghề kinh doanh đúng quy định
Một số ngành nghề có điều kiện như: giáo dục, y tế, tài chính, bất động sản… đòi hỏi giấy phép con và tiêu chuẩn đặc biệt. Nếu đăng ký sai hoặc hoạt động vượt phạm vi, doanh nghiệp có thể bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động.
4. Lường trước nghĩa vụ pháp lý về thuế, lao động, bảo hiểm
Ngay từ đầu, doanh nghiệp nên hiểu rõ nghĩa vụ nộp thuế (GTGT, TNDN), đóng BHXH cho người lao động, báo cáo tài chính định kỳ… để tránh vi phạm do thiếu hiểu biết.
Dù quy mô lớn hay nhỏ, việc trang bị kiến thức pháp lý từ đầu sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi quyết định kinh doanh.
Các nghĩa vụ pháp lý doanh nghiệp phải tuân thủ theo từng giai đoạn
Ngay từ những bước đầu tiên, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thêm các bước như: khắc dấu pháp nhân, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký mã số thuế, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử...

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và xây dựng điều lệ công ty rõ ràng.
Giai đoạn hoạt động: Duy trì tính pháp lý minh bạch
Khi đã vận hành, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ thuế định kỳ (thuế GTGT, TNDN, TNCN), nộp báo cáo tài chính năm và quyết toán thuế đầy đủ. Việc đăng ký và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, cũng như đảm bảo hợp đồng lao động rõ ràng là yếu tố bắt buộc.
Trong suốt quá trình hoạt động, nếu doanh nghiệp có thay đổi về địa chỉ trụ sở, người đại diện pháp luật hay ngành nghề, thì cũng cần cập nhật kịp thời với Sở Kế hoạch và Đầu tư để tránh bị xử phạt hành chính.

Ngành nghề như giáo dục, y tế, bất động sản, công nghệ tài chính,... phải đảm bảo giấy phép con còn hiệu lực.
Sự chủ quan trong việc theo dõi thời hạn hoặc điều kiện kèm theo của giấy phép dễ khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng “hoạt động sai phạm mà không hay biết”.
Giai đoạn điều chỉnh hoặc giải thể: Không được lơ là pháp lý
Doanh nghiệp có thể tạm ngưng hoặc chuyển đổi mô hình trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu không thông báo tạm ngưng đúng quy định, hoặc không cập nhật thay đổi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính hoặc bị khóa mã số thuế.
Trường hợp doanh nghiệp muốn giải thể, việc thực hiện các thủ tục pháp lý là điều kiện bắt buộc: từ quyết định giải thể nội bộ, thông báo với cơ quan quản lý thuế, thanh lý tài sản cho đến hoàn tất nghĩa vụ tài chính và đóng mã số thuế.

Việc “biến mất” không giải thể đúng quy trình doanh nghiệp sẽ vướng hậu kiểm
Những rủi ro pháp lý phổ biến và cách doanh nghiệp có thể phòng tránh
Những lỗi tưởng chừng đơn giản như quên nộp báo cáo tài chính, không cập nhật thông tin thay đổi doanh nghiệp hay ký hợp đồng thiếu chặt chẽ… đều có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng tới cả sự tồn tại của doanh nghiệp.
Các rủi ro doanh nghiệp thường gặp phải:
- Vi phạm quy định về thuế: Nộp chậm, khai sai, hoặc không quyết toán thuế đúng hạn đều có thể bị xử phạt hành chính, truy thu hoặc kiểm tra chuyên sâu.
- Thiếu minh bạch về lao động - tiền lương: Hợp đồng lao động sơ sài, không đóng đầy đủ bảo hiểm, hoặc không có nội quy lao động rõ ràng là những lý do phổ biến khiến doanh nghiệp bị thanh tra.
- Không quản lý tốt hợp đồng và giao kết dân sự: Hợp đồng không rõ điều khoản, thiếu thỏa thuận về quyền – nghĩa vụ, hoặc vi phạm điều kiện trong hợp đồng thương mại có thể khiến doanh nghiệp thua kiện nếu xảy ra tranh chấp.
- Sử dụng giấy phép kinh doanh không còn hiệu lực: Đặc biệt là với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp dễ bị xử phạt nếu không để ý thời hạn hoặc không tuân thủ điều kiện cấp phép.
Không chờ đến khi có vấn đề mới “chữa cháy”, các doanh nghiệp hiện đại đang dần ưu tiên chiến lược chủ động kiểm soát pháp lý thông qua tư vấn pháp luật định kỳ.
Việc rà soát hợp đồng, kiểm tra tình trạng pháp lý nội bộ, cập nhật các văn bản pháp luật mới chính là cách để doanh nghiệp đứng vững giữa một môi trường pháp lý liên tục thay đổi.

Hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng doanh nghiệp tại TP.HCM và cả nước.
Trong bối cảnh đó, Tia Sáng Law không chỉ đóng vai trò là đối tác tư vấn pháp lý, mà còn như một “đội phản ứng nhanh” hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện và xử lý rủi ro ngay từ trứng nước. Chúng tôi hiểu rõ từng lỗ hổng mà doanh nghiệp dễ gặp phải và quan trọng hơn, biết cách bịt lại chúng kịp thời.
Đừng để rủi ro pháp lý làm doanh nghiệp trả giá bằng tiền bạc, uy tín, thậm chí là cả tương lai. Chủ động kiểm soát ngay hôm nay với sự đồng hành của chuyên gia pháp lý.
-----------------------
CÔNG TY LUẬT TNHH MTV TIA SÁNG (BRIGHT LAW, STEADY TRUST)
“Bright law, steady trust - Sáng pháp lý, vững niềm tin”
Phòng 2.3 Tầng 2, Tòa nhà Indochina, số 04 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0989.072.079 – Luật sư Lê Thanh Trang tiasanglaw@gmail.com
http://tiasanglaw.com/
http://luattiasang.vn
https://www.facebook.com/LightLaw.TiaSang/
Trân trọng!