Muốn khởi nghiệp hợp pháp? Bước đầu tiên là đăng ký doanh nghiệp
Đăng ký doanh nghiệp không chỉ là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật, mà còn là tuyên bố chính thức cho sự ra đời của một mô hình kinh doanh chuyên nghiệp. Khi hoàn tất thủ tục này, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp mã số doanh nghiệp riêng, được pháp luật công nhận và đủ điều kiện tham gia giao dịch thương mại, mở tài khoản ngân hàng, phát hành hóa đơn và ký kết hợp đồng.

Đăng ký doanh nghiệp là bước đầu tiên để bạn bắt đầu hành trình kinh doanh
Khác với việc kinh doanh nhỏ lẻ tự phát, việc đăng ký doanh nghiệp thể hiện bạn đang bước vào thị trường với tư cách pháp nhân rõ ràng, sẵn sàng mở rộng và phát triển lâu dài.
Ai có thể thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp?
Trên nguyên tắc, bất kỳ công dân hoặc tổ chức nào có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có thể đứng tên đăng ký doanh nghiệp miễn là không nằm trong các trường hợp bị cấm theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020.
Nói đơn giản: Nếu bạn trên 18 tuổi, có giấy tờ tùy thân hợp lệ, không bị cấm kinh doanh theo quy định (ví dụ: không đang thi hành án, không bị kỷ luật nghề nghiệp…), thì bạn hoàn toàn có quyền thành lập doanh nghiệp cho riêng mình.
Lưu ý: Không phải cứ muốn mở công ty là chọn đại loại hình nào cũng được
Trước khi bước vào thủ tục, bạn cần xác định loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển. Mỗi loại hình sẽ kéo theo cách góp vốn, chịu trách nhiệm pháp lý và cơ chế hoạt động khác nhau.
Ví dụ:
- Bạn kinh doanh nhỏ, ít vốn, hoạt động cá nhân: có thể chọn hộ kinh doanh cá thể.
- Có nhiều người cùng góp vốn, muốn tách bạch tài sản cá nhân: nên xem xét công ty TNHH hai thành viên.
- Muốn gọi vốn dễ, chia cổ phần, mở rộng quy mô: hãy tìm hiểu kỹ về công ty cổ phần.

Việc lựa chọn sai loại hình doanh nghiệp sẽ khiến bạn gặp khó khăn
Tóm lại: Đăng ký doanh nghiệp không khó, nhưng quan trọng là bạn phải biết mình đang làm gì vì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến cách vận hành, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của bạn trong suốt quá trình kinh doanh.
Dù bạn đăng ký doanh nghiệp theo loại hình nào (TNHH, cổ phần, hộ kinh doanh...), thì hồ sơ vẫn cần đảm bảo đầy đủ và hợp lệ theo quy định từ Sở Kế hoạch và Đầu tư. Chuẩn bị đúng ngay từ đầu sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian xử lý và tránh bị yêu cầu bổ sung nhiều lần.
Bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cơ bản bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định).
Dự thảo điều lệ công ty – văn bản thể hiện cách công ty vận hành, ai là người đại diện, cơ cấu vốn ra sao...
Danh sách thành viên/cổ đông sáng lập (áp dụng với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần).
Bản sao giấy tờ cá nhân của người đại diện pháp luật và các thành viên góp vốn:
CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức (nếu có tổ chức góp vốn).
Văn bản ủy quyền (nếu bạn ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay).
Giấy tờ chứng minh trụ sở công ty nếu địa chỉ nằm tại tòa nhà văn phòng, khu công nghiệp cần có hợp đồng thuê hoặc xác nhận địa điểm.
Nếu bạn không rành pháp lý, có thể dùng dịch vụ soạn hồ sơ trọn gói để đảm bảo mọi thứ được chuẩn hóa tránh mất thời gian vì bị trả hồ sơ nhiều lần.
Dù thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiện nay đã đơn giản hóa và có thể thực hiện online, nhưng vẫn có nhiều điểm dễ “vấp” khiến hồ sơ bị trả về hoặc chậm được cấp phép. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần “nằm lòng” trước khi nộp hồ sơ:
1. Tên doanh nghiệp: Chọn chưa khéo dễ bị từ chối
- Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên hệ thống quốc gia.

Nên tra cứu tên doanh nghiệp trước khi đặt tên chính thức tại: dangkykinhdoanh.gov.vn
- Không sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục, dễ gây hiểu nhầm, hoặc liên quan đến cơ quan nhà nước (ví dụ: “Bộ”, “Sở”, “Ủy ban”).
2. Địa chỉ trụ sở chính phải hợp lệ
- Trụ sở doanh nghiệp không được đặt tại chung cư để ở hoặc địa chỉ không có thật.
- Nếu bạn thuê văn phòng ảo hoặc chỗ ngồi linh hoạt, cần đảm bảo có hợp đồng thuê rõ ràng và đơn vị cho thuê phải đủ điều kiện pháp lý.
- Một số quận tại TP.HCM hoặc Hà Nội kiểm tra rất kỹ vấn đề này, dễ bị “vướng”.
3. Vốn điều lệ đừng khai đại cho xong
- Mặc dù hiện nay không yêu cầu chứng minh vốn điều lệ, nhưng bạn vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn đã kê khai.
- Một số ngành nghề có điều kiện yêu cầu vốn tối thiểu – ví dụ: kinh doanh bất động sản phải từ 20 tỷ đồng trở lên.
- Vốn điều lệ cũng ảnh hưởng đến mức thuế môn bài:
Dưới 10 tỷ: 2 triệu đồng/năm.
Từ 10 tỷ trở lên: 3 triệu đồng/năm.
4. Lựa chọn người đại diện pháp luật phù hợp
- Người đại diện pháp luật là người chịu trách nhiệm chính với hoạt động công ty trước pháp luật.

Có thể là một người hoặc nhiều người (tùy loại hình doanh nghiệp)
- Nếu có hơn 1 người đại diện, cần quy định rõ cơ chế phối hợp hoặc phân quyền trong điều lệ công ty để tránh rắc rối sau này.
5. Kê khai ngành nghề đừng ghi "cho có"
- Phải kê khai đúng mã ngành cấp 4, không được ghi mô tả chung chung.
- Nếu đăng ký ngành có điều kiện (ví dụ: giáo dục, xuất nhập khẩu, bảo hiểm...), doanh nghiệp phải bổ sung đủ điều kiện sau khi thành lập để được hoạt động.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn chưa thể hoạt động ngay mà còn phải thực hiện các thủ tục sau: khắc dấu, thông báo mẫu dấu, đăng ký thuế, mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng, kê khai thuế ban đầu.
Luật Tia Sáng - Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trọn gói, giải pháp tối ưu cho người bận rộn
Khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp là bước đi quan trọng nhưng cũng đầy áp lực, đặc biệt với những người bận rộn không có nhiều thời gian tìm hiểu chi tiết các thủ tục pháp lý.

Dịch vụ đăng ký doanh nghiệp trọn gói của Luật Tia Sáng giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tránh sai sót
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Tia Sáng cam kết đồng hành cùng bạn trong từng bước:
- Tư vấn chuẩn xác theo đặc thù ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đầy đủ, hợp pháp, đảm bảo nhanh chóng được cấp phép.
- Hỗ trợ nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, xử lý mọi vướng mắc phát sinh.
- Hỗ trợ các thủ tục liên quan như đăng ký mã số thuế, khắc dấu, thông báo mẫu dấu…
Điều bạn cần làm là tập trung phát triển ý tưởng kinh doanh, mọi thủ tục pháp lý đã có Luật Tia Sáng hỗ trợ từ A đến Z với phương châm “Nhanh gọn - Chuẩn xác - An tâm”. Hãy để Luật Tia Sáng đồng hành cùng bạn trên con đường khởi nghiệp thành công.