Con cái ngược đãi cha mẹ là vi phạm luật gì và xử phạt như thế nào?

https://tiasanglaw.com

Con cái ngược đãi cha mẹ là vi phạm luật gì và xử phạt như thế nào?

Con cái ngược đãi cha mẹ là vi phạm luật gì và xử phạt như thế nào?

Con cái nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại sẽ bị phạt xử lý hàn chính. Nặng hơn là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ trong pháp luật

Nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ được quy định tại Điều 70, 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:

Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình

Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình

Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Con cái ngược đãi cha mẹ là vi phạm gì?

Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC, hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:

– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;

– Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

– Ông bà nội, ông bà ngoại;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

con cái ngược đãi cha mẹ là vi pham

Như vậy, hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ là trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi ngược đãi cha mẹ của con cái có bị xử phạt hành chính hay không?

Theo quy định Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt về hành vi ngược đãi cha mẹ:

"Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này."Bạo hành gia đình phạt bao nhiêu năm tù?

>>> Xem thêm: Bạo hành gia đình phạt bao nhiêu năm tù

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi ngược đãi cha mẹ của con cái như thế nào?

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình:

"Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo."

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 có định nghĩa về tội phạm như sau:

"Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự."

Khi phát hiện hành vi ngược đãi cha mẹ thì tố cáo bạo hành gia đình ở đâu

Hành vi ngược đãi cha mẹ là hành vi đi ngược với đạo đức và vi phạm pháp luật. Khi phát hiện ra đối tượng có hành vi ngược đãi cha mẹ thì cần phải tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để xử phạt đối tượng. 

Vậy tố cáo bạo hành gia đình ở đâu? Mời quý khách hàng xem chi tiết tại mục 4 TẠI ĐÂY

Quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp con có hành vi bất hiếu ngược đãi cha mẹ:

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Những người sau đây có quyền lập biên bản và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại sức khoẻ của các thành viên trong gia đình (con cái hành hạ, ngược đãi cha mẹ):

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

– Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

– Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng

– Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hành chính với người có hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ

Sau khi người bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình có ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Luật sư tư vấn về ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào?

Luật sư hỗ trợ khách hàng các công việc cụ thể sau:

  • Tư vấn về mức xử phạt hành chính và trách nhiệm hình sự với hành vi ngược đãi cha mẹ
  • Tư vấn hướng giải quyết khi cha mẹ bị con ngược đãi;
  • Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ khi bị ngược đãi;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Chuẩn bị các hồ sơ pháp lý;
  • Đại diện tham gia tố tụng.
  • Các công việc pháp lý có liên quan khác

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tư vấn bạo hành gia đình

Trên đây là bài viết cụ thể vấn đề Ngược đãi cha mẹ bị xử phạt như thế nào? Cảm ơn bạn đã tìm hiểu về bài viết, nếu quý bạn đọc con bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề trên hoặc cần tư vấn thêm các vấn đề về hôn nhân gia đình vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

 

Đăng ký tư vấn