Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau ly hôn và mức cấp dưỡng

https://tiasanglaw.com

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau ly hôn và mức cấp dưỡng

Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau ly hôn và mức cấp dưỡng

Ly hôn là chuyện giữa cha mẹ, nhưng liên quan rất lớn quyền lợi của con cái. Vấn đề cấp dưỡng nuôi con cái, ai là người nuôi dưỡng bắt buộc phải được xem xét. Và theo đó mức cấp dưỡng nuôi con khi khởi kiện ly hôn được quy định như thế nào? Công ty Luật Tia Sáng sẽ tư vấn đến quý độc giả qua bài viết sau.

1. Tìm hiểu về quy định cấp dưỡng trước đây

Quy định về cấp dưỡng và người cấp dưỡng đã được đề cập từ lâu trong pháp luật dân sự Việt Nam, Theo Điều 144, Điều 145 Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 và Điều 142, Điều 143 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật năm 1936 thì khi giải quyết việc li hôn, Toà án có thể quyết định về số tiền cấp dưỡng mà người chồng phải trả cho người vợ bất kể lý do li hôn là do vợ hoặc chồng. Việc cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người vợ tái giá...

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam giai đoạn sau cũng có quy định về cấp dưỡng tại Điều 30 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 và Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Theo những quy định này, người cấp dưỡng là người vợ hoặc người chồng tuỳ theo khả năng của mình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bên còn lại trong trường hợp họ gặp khó khăn, hoặc có yêu cầu cấp dưỡng khi li hôn. Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi người được cấp dưỡng tái hôn.

Về bản chất, cấp dưỡng thể hiện sự tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên vợ, chồng khi đã li hôn mà một bên gặp khó khăn. Dựa trên quan điểm này, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã mở rộng phạm vi chủ thể là người cấp dưỡng, nhằm khuyến khích các thế hệ trong gia đình có trách nhiệm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc không thể tự nuôi sống bản thân mình. Cấp dưỡng được xây dựng thành một chế định hoàn chỉnh, quy định tại Chương VI (từ Điều 50 đến Điều 62) Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, người cấp dưỡng không chỉ là vợ hoặc chồng đã li hôn, mà nghĩa vụ cấp dưỡng có thể phát sinh giữa cha, me và con; giữa anh chị em với nhau; giữa vợ và chồng; giữa người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng… Những người có nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị pháp luật buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Những trường hợp cha mẹ phải cấp dưỡng cho con

Theo quy định tại Điều 109 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con được quy định như sau: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra trong các trường hợp sau:

- Thứ nhất, khi đang trong thời kỳ hôn nhân mà cha mẹ không có điều kiện trực tiếp nuôi con, con được giao cho người khác trông nom thì cha mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Hoặc cha mẹ bị hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Thứ hai: Khi cha, mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

- Thứ ba: người cha phải cấp dưỡng cho con ngoài giá thú khi người con này ở với mẹ. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Trong bài viết này, Luật Tia Sáng sẽ thông tin đến độc giả một số trường hợp cụ thể sau ly hôn để độc giả có thể hiểu chi tiết hơn các quy định cấp dưỡng cho con sau khi cha, mẹ đã ly hôn và không còn chung sống cùng nhau.

3. Nghị quyết hướng dẫn cấp dưỡng nuôi con

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Mục 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán quy định tiền cấp dưỡng nuôi con: “Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì tùy vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý…”.

Khi quyết định mức tiền trợ cấp nuôi con, tòa án sẽ căn cứ vào:

– Mức thu nhập của người trợ cấp, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người trợ cấp. Trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

– Độ tuổi của người con được trợ cấp để xác định mức cấp dưỡng cho con.

– Điều kiện sống của người con, mức cấp dưỡng không có sự thay đổi quá lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của con.

Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng là một số tiền cụ thể mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15% – 30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì theo lương tối thiểu vùng (không thấp hơn ½ lương tối thiểu vùng) hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

Kể từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP với mức như sau:

 

4. Ai là người phải cấp dưỡng cho con khi vợ chồng ly hôn?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, gọi tắt là Luật HN&GĐ, cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền bạc hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Khi hai vợ chồng ly hôn, ngoài việc chấm dứt quan hệ vợ chồng thì còn phải giải quyết vấn đề chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Nếu cả hai thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận, không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết.

Về việc cấp dưỡng con cái, khoản 2 Điều 82 Luật HN&GĐ quy định:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Đồng thời, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở cũng như có nghĩa vụ tôn trọng quyền lựa chọn của con.

 

Như vậy, khi hai vợ chồng ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

5. Cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi

Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật HN&GĐ, cha, mẹ khi ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Luật này cũng nêu rõ, người con được cấp dưỡng là:

- Người chưa thành niên;

- Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ.

Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 Bộ luật Dân sự); người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, cha mẹ khi ly hôn, người không sống chung với con phải cấp dưỡng khi con:

- Chưa đủ 18 tuổi;

- Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Đồng thời, tại Điều 118 Luật HN&GĐ, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình…

Như vậy, có thể thấy, khi cha mẹ ly hôn, người không sống cùng với con phải cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi (với trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên) hoặc đến khi con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống mình (với trường hợp còn lại).

6. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2022

6.1. Mức cấp dưỡng nuôi con hiện nay

Tiền cấp dưỡng nuôi con được hiểu là những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thỏa thuận.

Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu như sau:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng… Khi có lý do chính đáng; mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy; pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là 2 triệu; 5 triệu hay 100 triệu/tháng; mà tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng; tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng; vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng; dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

6.2. Con đủ 18 tuổi, có phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng?

Điều 110 luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái như sau:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”

Khoản 2 điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định sau khi ly hôn thì “cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt theo điều 118: “khi người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình”

Như vậy, trong trường hợp bình thường thì khi con đã 18 tuổi thì bạn sẽ không bắt buộc có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con.

Bởi theo Bộ Luật dân sự thì người từ đủ 18 tuổi là người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự mình tham gia, xác lập, thực hiện, hưởng các quyền và tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật.

Họ hoàn toàn có đủ khả năng tham gia lao động để có thu nhập nuôi sống bản thân và đương nhiên sẽ không nhận được tiền cấp dưỡng từ người bố hoặc mẹ đã ly hôn nữa.

Tuy nhiên, trường hợp con đã đủ tuổi thành niên nhưng bị khuyết tật, mất khả năng lao động thì cha, mẹ vẫn phải tiếp tục nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi nào người con không còn trong tình trạng này nữa.

7. Phương thức cấp dưỡng hiện nay có mấy cách?

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy; mức trợ cấp cho con trước hết sẽ dựa theo thỏa thuận của vợ chồng; căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng người con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

8. Không cấp dưỡng sau ly hôn, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng xử lý như thế nào?

Người có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

8.1. Về hành chính

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối, không cấp dưỡng sau ly hôn hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

+ Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.

(Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

 

8.2. Về hình sự

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, thuộc một trong hai trường hợp sau và không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe;

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự mà còn vi phạm.

(Điều 186 Bộ luật Hình sự)

9. Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong trường hợp nào

Khi nào thì chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn? Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ kết thúc trong các trường hợp nêu trên.

10. Tình huống yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con sau ly hôn

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được tư vấn. Vợ chồng tôi thuận tình ly hôn, tôi không yêu cầu chồng tôi cấp dưỡng cho con. Con của tôi nay 6 tuổi, tôi muốn yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn để chồng tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có được không?

Cám ơn luật sư tư vấn.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Tia Sáng. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì vợ chồng bạn thuận tình ly hôn và thỏa thuận với nhau về vấn đề trực tiếp nuôi con và vấn đề cấp dưỡng. Theo đó, chồng bạn không phải cấp dưỡng cho con chung. Tuy nhiên, hiện nay bạn muốn yêu cầu chồng mình thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Căn cứ quy định tại Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về người có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn.

Thứ nhất, Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Thứ hai, Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Thứ ba, Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Thứ nhất, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Thứ hai, Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Thứ ba, Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận và yêu cầu chồng cũ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con về mức cấp dưỡng, hình thức cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được với nhau về vấn đề cấp dưỡng, thì bạn có quyền yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hồ sơ yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng bao gồm các giấy tờ sau:

- Giấy khai sinh của con

- Quyết định ly hôn của tòa án

- Đơn khởi kiện cấp dưỡng

- Chứng minh nhân dân phô tô chứng thực.

- Sổ hộ khẩu phô tô chứng thực.

- Giấy tờ chứng minh thu nhập của chồng.

11. Hướng dẫn thủ tục kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con

Kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con là hành vi để đòi quyền lợi cho con khi một bên cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng không thực hiện nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Để khởi kiện thì cần nắm quy định pháp luật về mẫu đơn, thủ tục, tiền án phí khởi kiện…

11.1. Hồ sơ kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con

  • Đơn khởi kiện về việc cấp dưỡng;
  • Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng);
  • Bản án, quyết định ly hôn;
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng;
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con.

11.2. Thủ tục khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng

Bước 1: Vợ, chồng nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án;

Bước 2: Tòa án nhận và thụ lý đơn khởi kiện;

Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết.

11.3. Yêu cầu thi hành án khi chồng cố tình không cấp dưỡng

Bước 1: Người yêu cầu thi hành án chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm giấy tờ sau:

  • Bản án hoặc quyết định được Tòa án tuyên có hiệu lực;
  • Đơn yêu cầu thi hành án dân sự theo Mẫu số D04-THADS Thông tư số 01/2016/TT-BTP năm 2016.
  • Tài liệu hoặc chứng cứ chứng minh người có nghĩa vụ thi hành án đang có tài sản để thi hành. Nếu người yêu cầu không tìm hiểu được thông tin về tài sản của người được yêu cầu thì có thể làm đơn yêu cầu nhờ sự giúp đỡ từ Chi cục Thi hành án xác minh.

Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền;

Bước 3: Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tiếp nhận và xem xét hồ sơ;

Bước 4: Cơ quan thi hành án ra Quyết định thi hành án dân sự.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn giành quyền nuôi con theo luật hôn nhân mới nhất 2022

12. Luật sư tư vấn hướng dẫn nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Các vấn đề Luật Tia Sáng đang tham gia tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng cha, me đối với con sau ly hôn như sau:

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ, mức, phương thức cấp dưỡng nuôi con;
  • Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị hồ sơ để khởi kiện ra Toà buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện cấp dưỡng cho con;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu, giấy tờ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi khởi kiện ra Toà;
  • Trực tiếp soạn thảo mẫu đơn khởi kiện, các đơn từ liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Trực tiếp tham gia tố tụng tại phiên tòa để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình khi khách hàng gặp khó khăn, vướng mắc.

>>> XEM THÊM: Dịch vụ luật sư giỏi tư vấn hôn nhân gia đình HCM - Luật Tia Sáng

13. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Tia Sáng:

  • Đội ngũ Luật sư trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình có chuyên môn giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm và làm việc tận tâm;
  • Khách hàng được tư vấn pháp lý đầy đủ và toàn diện;
  • Luôn giúp khách hàng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình;
  • Thời gian tiến hành thủ tục ly hôn nhanh chóng theo yêu cầu của khách hàng;
  • Tiết kiệm thời gian và công sức của Khách hàng với dịch vụ pháp lý úy tín;
  • Cam kết giải quyết các vấn đề một cách riêng tư, bảo mật thông tin cho khách hàng;
  • Giúp khách hàng thỏa thuận giữa các bên, hạn chế việc tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền để có kết quả tốt nhất;
  • Mức phí dịch vụ phù hợp;

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình hay các dịch vụ pháp lý khác, vui lòng liên hệ LUẬT TIA SÁNG để tư vấn và giải đáp kịp thời.

14. Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

 

Đăng ký tư vấn