Thừa kế khoản nợ và nghĩa vụ trả nợ của người thừa kế
Tuy nhiên, theo pháp luật Việt Nam, nợ lại được định nghĩa như sau: Nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Thừa kế khoản nợ là gì?
Thừa kế khoản nợ theo quy định tại (Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015) là khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.
2. Khoản nợ sẽ được xử lý như thế nào sau khi người vay nợ chết
Theo quy định tại (Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015) thì khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng dù người vay nợ chết thì việc trả nợ vẫn phải được thực hiện.
Sẽ có hai trường hợp xảy ra lúc này:
Trường hợp 1: Di sản người chết chưa được phân chia theo khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015
Lúc này, tài sản sẽ được giao cho người quản lý di sản trong coi, gìn giữ. Người quản lý di sản theo Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015 là những người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc di chúc không chỉ định thì người đang chiếm hữu, quản lý di sản đó vẫn được quyền tiếp tục quản lý cho đến khi cử được người quản lý di sản mới. Trường hợp vẫn chưa xác định được ai là người quản lý di sản thì cơ quan Nhà nước sẽ thay mặt quản lý những di sản này.
Nghĩa vụ trả nợ lúc này vẫn sẽ được người quản lý di sản thực hiện trong trường hợp có thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Trường hợp 2: Di sản người chết đã được phân chia theo khoản 3 Điều 615 Bộ luật Dân sự
Trong trường hợp này, mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận (Trừ trường hợp các đồng thừa kế có thỏa thuận khác)
Điều này đồng nghĩa với việc, dù di chúc có quy định rõ ai là người có nghĩa vụ trả hết toàn bộ số nợ. Thì họ cũng chỉ có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi tương ứng với phần di sản mình được nhận.
3. Các tranh chấp nợ và cách giải quyết tranh chấp nợ hiện nay
Hiện nay, có hai loại tranh chấp về thừa kế nợ phổ biến, bao gồm:
- Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ
- Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ
Cách giải quyết thứ nhất: Các bên tổ chức gặp mặt và tiến hành hòa giải, thương lượng. Việc hòa giải, thương lượng dù có thành công hay không thì vẫn nên lập thành Biên bản để lưu trữ lại và sẽ lấy đó làm chứng cứ về sau nếu có xảy ra tranh chấp.
Cách giải quyết thứ hai: Khởi kiện ra Tòa án
Đối với loại tranh chấp thứ nhất: Tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
- Thời hiệu khởi kiện: Bởi vì nghĩa vụ trả nợ phụ thuộc vào phần di sản người thừa kế nhận được. Vậy nên, các trường hợp tranh chấp về việc ai có nghĩa vụ trả nợ này dưới góc độ pháp lý đều được xem là khởi kiện nhằm bác bỏ quyền thừa kế của người khác. Vậy nên, theo khoản 2 Điều 623 thì thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Di chúc, giấy báo tử, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, sổ đỏ,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
- Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có nghĩa vụ trả nợ sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.
Đối với loại tranh chấp thứ hai: Tranh chấp giữa chủ nợ và các đồng thừa kế về khoản nợ
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết: Căn cứ theo Điều 35 và 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị kiện cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.
- Thời hiệu khởi kiện: Căn cứ khoản 3 Điều 623 Bộ luật Dân sự thì thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Chủ nợ có quyền khởi kiện bất kỳ lúc nào trong khoản thời gian 03 năm này.
- Hồ sơ nộp Tòa: Người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi bị đơn cư trú. Kèm theo đơn khởi kiện là các tài liệu, chứng cứ như: Hợp đồng vay tài sản, Giấy nhận nợ, chứng minh nhân dân người khởi kiện, hộ khẩu,… Tất cả các tài liệu trên đều phải được sao y. Trường hợp lúc nộp đơn mà người khởi kiện thiếu một trong các loại giấy tờ trên thì Tòa án vẫn sẽ nhận đơn và yêu cầu người khởi kiện bổ sung sau.
- Thời gian giải quyết: Theo điểm a khoản 1 và khoản 4 Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự liên quan đến tranh chấp giữa các đồng thừa kế về việc ai có “nghĩa vụ trả nợ” sẽ được Tòa án giải quyết nhanh nhất trong vòng 4 – 6 tháng.
4. Từ chối thừa kế khoản nợ có được không?
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, khi người vay nợ chết, những người thừa kế vẫn phải trả nợ thay cho họ trong phạm vi di sản mà người chết đó để lại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, dù người vay nợ chết, nếu bạn đã nhận tài sản thừa kế thì buộc phải nhận trách nhiệm trả nợ cho người đã khuất trong phạm vi tài sản họ để lại.
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Vì thế, trong trường hợp này, nếu nghĩa vụ trả nợ lớn hơn tài sản, bạn hoàn toàn có quyền từ chối nhận tài sản thừa kế; đồng thời từ chối thanh toán các nghĩa vụ tài chính của người đã khuất.
Theo điều 620 Bộ luật Dân sự, việc từ chối tài sản cần phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Trên đây là một số thông tin về thừa kế khoản nợ. Quý khách hàng có thắc mắc vui lòng liên hệ
5. Thông tin liên hệ
Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG
Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM
Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287
Email: tiasanglaw@gmail.com