Cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi sau khi ly hôn

https://tiasanglaw.com

Cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi sau khi ly hôn

Cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải cấp dưỡng nuôi con theo định kỳ tháng, quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần... Vậy mức cấp dưỡng tối thiểu là bao nhiêu và sẽ cấp dưỡng nuôi con đến năm bao nhiêu tuổi. Hãy cùng Tia Sáng xem chi tiết bài viết dưới đây.

 

1. Cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi theo quy định của pháp luật

Người không trực tiếp nuôi con sẽ cáp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi? Đây là câu hỏi mà Tia Sáng nhận được khá nhiều khi các gia đình vợ chồng quyết định ly hôn. 

Căn cứ quy định tại Điều 110 Luật HN&GĐ, cha, mẹ khi ly hôn mà không sống cùng con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Luật này cũng nêu rõ, người con được cấp dưỡng là:

– Người chưa thành niên;

– Người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

– Người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật HN&GĐ.

Theo đó, người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (Điều 20 Bộ luật Dân sự); người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi trở lên (Điều 21 Bộ luật Dân sự).

Như vậy, cha mẹ khi ly hôn, người không sống chung với con phải cấp dưỡng khi con:

– Chưa đủ 18 tuổi;

– Đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động cũng không có tài sản để tự nuôi sống bản thân.

Đồng thời, tại Điều 118 Luật HN&GĐ, nghĩa vụ này sẽ chấm dứt nếu người được cấp dưỡng đã đủ 18 tuổi và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình…

Như vậy, có thể thấy, khi cha mẹ ly hôn, người không sống cùng với con phải cấp dưỡng cho đến khi con đủ 18 tuổi (với trường hợp cấp dưỡng cho con chưa thành niên) hoặc khi con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi sống mình (với trường hợp còn lại).

2. Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu

Theo quy định của pháp luật HNGĐ: “mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (điều 116, Luật HNGĐ 2014)

Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

3. Phương thức cấp dưỡng nuôi con

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy; mức trợ cấp cho con trước hết sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng; căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng học hành của người con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

4. Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phạt như thế nào theo quy định pháp luật

Theo Khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;

- Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

- Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

- Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.

Về trách nhiệm hình sự, tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017) quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, theo đó:

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, trường hợp cha/mẹ có hành vi không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo Bản án, quyết định của Toà án có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra, cha/mẹ có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mà làm con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

Đăng ký tư vấn