Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

https://tiasanglaw.com

Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

Di sản thừa kế là gì và công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật như thế nào. Tia Sáng Law sẽ hướng dẫn chi tiết qua bài viết sau đây:

công thức chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật

1. Di sản thừa kế là gì?

Thừa kế là hoạt động nhận tài sản riêng, quyền sở hữu, các khoản nợ, quyền lợi, đặc quyền, quyền và nghĩa vụ khi một cá nhân qua đời. Các quy tắc thừa kế khác nhau giữa các xã hội và đã thay đổi theo thời gian. Việc thừa kế chính thức tài sản riêng và / hoặc các khoản nợ có thể được thực hiện bởi người lập di chúc thông qua di chúc, dưới sự chứng thực của công chứng viên hoặc bằng các phương tiện hợp pháp khác.

Tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế thì được nhận định là khái niệm của di sản thừa kế.

Các loại tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác hay thậm chí là quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai cũng được nhận định là di sản thừa kế.

Các quyền nhân thân gắn với tài sản, quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại là các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại cho người thừa kế. Trong đó, các quyền nhân thân gắn với tài sản như: các khoản nợ, quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản bồi thường thiệt hại…

Theo luật, người thừa kế là người được nhận một phần tài sản của người chết (người đã chết), tuân theo các quy định về thừa kế ở địa phương mà người chết là công dân hoặc nơi người chết (người quá cố) chết. hoặc tài sản sở hữu tại thời điểm chết.

Việc thừa kế có thể theo các điều kiện của di chúc hoặc theo luật hiện hành nếu người chết không có di chúc. Tuy nhiên, di chúc phải tuân thủ luật pháp của cơ quan tài phán tại thời điểm nó được tạo ra hoặc nó sẽ bị tuyên bố là vô hiệu (ví dụ: một số tiểu bang không công nhận di chúc viết tay là hợp lệ hoặc chỉ trong những trường hợp cụ thể) và các luật nội bộ sau đó sẽ được áp dụng .

Việc loại trừ khỏi quyền thừa kế của một người đã là người thừa kế theo di chúc trước đó, hoặc theo cách khác sẽ được thừa kế, được gọi là “không thừa kế”.

Một người không trở thành người thừa kế trước khi người chết qua đời, vì danh tính chính xác của những người có quyền thừa kế chỉ được xác định khi đó. Các thành viên của các gia đình quý tộc hoặc hoàng gia đang cầm quyền, những người dự kiến ​​trở thành người thừa kế được gọi là người thừa kế rõ ràng nếu ở hàng đầu tiên và không có khả năng bị thay thế khỏi việc thừa kế bởi một yêu sách khác; nếu không, họ được cho là người thừa kế. Có một khái niệm khác về thừa kế chung, tất cả trừ một người đang chờ từ bỏ, được gọi là đồng thừa kế.

Trong luật hiện đại, các thuật ngữ thừa kế và người thừa kế chỉ đề cập đến việc kế thừa tài sản theo dòng dõi từ một người thân đã qua đời. Những người định đoạt tài sản được thừa kế theo di chúc thường được gọi là người thụ hưởng, và cụ thể là những người lập ra tài sản thực, di sản tài sản cá nhân (ngoại trừ tiền), hoặc di sản hợp pháp cho tiền.

Ngoại trừ ở một số khu vực pháp lý nơi một người không thể được thừa kế hợp pháp (chẳng hạn như bang Louisiana của Hoa Kỳ, chỉ cho phép việc thừa kế trong các trường hợp được liệt kê cụ thể [cần dẫn nguồn]), một người sẽ là người thừa kế theo luật hiện hành có thể bị truất quyền thừa kế hoàn toàn theo các điều khoản của di chúc (một ví dụ là di chúc của diễn viên hài Jerry Lewis; cụ thể di chúc của ông đã tước quyền thừa kế của sáu người con bởi người vợ đầu tiên và con cháu của họ, để lại toàn bộ tài sản của ông cho người vợ thứ hai).

2. Phân chia thừa kế theo di chúc

Phân chia di sản thừa kế theo di chúc là chia di sản thành các phần và giao cho những người thừa kế theo ý chí của người để lại di sản thể hiện trong di chúc.

Phân chia di sản theo di chúc là việc phân chia di sản thừa kế cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc. Việc phân chia di sản theo di chúc phải tuân theo các quy định sau:

Chia đều di sản cho những người thừa kế được chỉ định trong di chúc

Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc nhưng trường hợp nếu như di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trước khi chia di sản phải thực hiện định giá toàn bộ di sản thừa kế để xác định xem một phần di sản thừa kế khi được chia là bao nhiêu. Theo đó, mỗi người thừa kế được nhận phần di sản có giá trị bằng nhau.

Chia di sản theo tỷ lệ

Trường hợp người lập di chúc đã chỉ định những người thừa kế trong di chúc đồng thời xác định rõ ràng tỷ lệ nhận phần di sản của mỗi người là bao nhiêu trên tổng giá trị khối di sản trong di chúc đó thì sau khi định giá tài sản để xác định tổng giá trị của khối di sản thừa kế hiện còn vào thời điểm phân chia di sản, di sản được phân chia sẽ được chia cho người thừa kế dựa vào tỷ lệ mà họ được nhận

Chia di sản theo hiện vật

Cách phân chia di sản này được thực hiện trong trường hợp người để lại di sản đã xác định rõ trong di chúc về người thừa kế di sản nào được hưởng di sản là hiện vật gì một cách cụ thể.

Di sản sẽ được chia cho từng người thừa kế như di chúc đã định sẵn, người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra phải xem xét đến trường hợp có những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hay không để tiến hành dành phần di sản thừa kế cho họ bằng hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật nếu như họ không được người viết di chúc cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc được hưởng ít hơn hai phần ba suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật.

3. Phân chia thừa kế theo pháp luật

Di sản thừa kế hiểu một cách đơn giản là phần tài sản của người chết. Trong quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định cụ thể việc chia di sản thừa kế theo pháp luật trong khi người chết không để lại di chúc thì di sản của người chết được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và theo một trình tự mà pháp luật quy định.

Các hàng thừa kế này dựa theo các mối quan hệ của người chết mà họ có thể chia phần di sản để lại trên ý chí của họ: quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng,…. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế, con sinh ra hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Vì là thừa kế theo pháp luật nên đặt ra vấn đề là người con chưa được sinh ra đây phải có cùng huyết thống hay không, nên phải quy định thêm là thành thai trước khi người để lại di sản chết khi đấy mới chứng minh được mối quan hệ huyết thống của họ với nhau. Theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng và con được sinh ra không quá ba trăm ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân (ly hôn, vợ hoặc chồng chết) được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Phân chia di sản theo pháp luật là chia di sản thành các phần bằng nhau và giao di sản cho những người ở cùng hàng thừa kế được hưởng.

Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia bằng hiện vật; nếu không thể chia đầu bằng hiện vật thì những người thừa kế thỏa thuận về việc định giá hiện vật và người nhận hiện vật. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa được sinh ra thì phải dành một phần bằng phần di sản mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người đó khi sinh ra mà còn sống thì được hưởng; nếu người đó chết trước khi sinh ra thì người thừa kế khác được hưởng.

Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp đầu tiên mà ai cũng có thể hiểu một cách đơn giản là không có di chúc. Trường hợp này cũng dễ hiểu vì không có di chúc để lại có nghĩa là người chết không có căn cứ biểu đạt ý chí của bản thân bằng văn bản hay lời nói của mình để lại khối tài sản đó cho những người thân của mình trước khi chết, mà quyền sở hữu tài sản của một người là không thể tước bỏ họ có quyền định đoạt khối tài sản của mình. Vì vậy đơn giản có thể hiểu, pháp luật có thể dự theo các mối quan hệ của họ để từ đó suy xét nếu họ có thể để lại di chúc thì ai có thể hưởng di chúc ấy. Nên trong trường hợp nếu không có di chúc, pháp luật giải quyết chia tài sản theo pháp luật.

Tiếp theo là có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, theo quy định về hình thức của di chúc thì di chúc có hai hình thức được thành lập thành văn bản và di chúc miệng, di chúc hợp pháp được quy định cụ thể ở điều 630 Bộ luật dân sự 2015.

Pháp luật Dân sự cũng đặt ra trường hợp người được nhận di sản thừa kế (con) của người để lại di sản chết cùng thời thởi điểm hoặc chết trước người để lại di sản thừa kế thì cháu trong trường hợp này sẽ được thay vị trí của bố hoặc mẹ để hưởng phần di sản đó, chắt sẽ được hưởng phần di sản thừa kế khi cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản chết, vấn đề này được quy định tại Điều 677, Bộ luật Dân sự năm 2015: Thừa kế thế vị.

Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra hai trường hợp đối với người thừa kế khi họ từ chối nhận di sản và không có quyền hưởng di sản thừa kế quy định tại Điều 620, 621 Bộ luật Dân sự năm 2015, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người để lại di sản và người thừa kế.

4. Công thức chia thừa kế theo di chúc và pháp luật

Dưới đây, TIA SÁNG LAW xin chia sẻ công thức chia thừa kế theo di chúc và pháp luật để quý khách tham khảo như sau:

Công thức chia di sản thừa kế theo di chúc

Cần xác định:

– Những người được hưởng di sản trong di chúc là ai? còn sống vào thời điểm mở thừa kế không?

Nếu có người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc mà mất trước thời điểm mở thừa kế thì phần thừa kế này được chia theo pháp luật.

Ví dụ: A để lại di chúc cho B, C, D mỗi người một phần bằng nhau là 40 triệu (tổng là 120 triệu). Tuy nhiên C lại chết trước thời điểm A chết nên phần di sản A để lại cho C sẽ được chia theo pháp luật.

(1) Chia theo di chúc:

B=C=D=40 triệu.

(2) Chia phần di sản mà C được hưởng theo pháp luật:

Trường hợp này chỉ còn B,D,E còn sống nên: B=D=E = 40 triệu/3 = 13,3 triệu

Như vậy:

B=D= 40 triệu + 13,3 triệu = 53,3 triệu

E = 13,3 triệu.

– Ai là người không được hưởng di sản thừa kế mà thuộc trường hợp pháp luật quy định dù không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng.

Ví dụ: Giả sử N và L vẫn còn sống. Trong di chúc A để lại chỉ để cho D (theo di chúc là 120 triệu), trong khi E dưới 18 tuổi, vợ và bố mẹ không được hưởng. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

(1) Xác định di sản thừa kế mà D được hưởng:

D được hưởng toàn bộ di sản trị giá 120 triệu theo di chúc.

(2) Chia thừa kế cho các trường hợp được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:

Theo quy định của BLDS thì những người này được hưởng di sản thừa kế bằng 2/3 của một suất thừa kế.

(2.1) Trường hợp này đồng thừa kế thứ nhất của A gồm có 6 người: B,C,D,E,N,L.

Nên ta có:

1 suất di sản thừa kế = 120 triệu/6 = 20 triệu

(2.2) Chia di sản cho những người được hưởng không phụ thuộc vào di chúc:

B=E=N=L= 2/3 x 20 triệu = 13,3 triệu đồng.

Để đảm bảo cho những người trên được hưởng di sản buộc phải lấy tài sản của D. Nên số tiền mà D nhận được còn lại là:

120 triệu – (13,3 triệu x 4) = 66,7 triệu.

+ Nếu không có những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc hoặc họ đã chết… thì sẽ chia di sản cho những người có tên trong di chúc.

Ví dụ: A di chúc để lại di sản (120 triệu) cho B, E, N, L. Trường hợp này di sản được chia như sau:

B=E=N=L= 120 triệu/4 = 30 triệu.

Công thức chia di sản thưởng kế theo pháp luật

– Trường hợp này chỉ cần lấy di sản thừa kế của người chết chia đều cho các đồng thừa kế.

Ví dụ: A chết để lại tổng giá trị tài sản là 100 triệu đồng. A có 3 con: C,D,E;1 vợ còn sống là B, bố mẹ (N và L) hiện tại đều mất.

Trường hợp này cần xác định: con dù trên 18 hay dưới 18 tuổi đều được hưởng di sản. Theo đó, di sản của A được chia như sau:

B=C=D=E= 100 triệu / 4 = 25 triệu đồng.

– Mặt khác cần xác định xem có đồng thừa kế nào mất trước hoặc cùng lúc với thời điểm mở thừa kế không? Nếu có thì phần di sản của họ sẽ được dành cho các con và pháp luật gọi là thừa kế thế vị.

Vẫn từ ví dụ trên, đặt giả thiết C đã có vợ và 2 con là F và G. C chết trước khi A chết. Trường hợp này di sản thừa kế của A được chia như sau:

B= C (F=G) = D = E = 100 triệu /4 = 25 triệu đồng.

F = G = 25 triệu/2 = 12,5 triệu.

5. Dịch vụ luật sư thừa kế tại Luật Tia Sáng

  • Tư vấn luật và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Hỗ trợ các thủ tục theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật khi khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

Như vậy, Luật Tia Sáng vừa cung cấp những tư vấn pháp lý về phân chia di sản, đất đai, tài sản thừa kế và những trường hợp cần thuê luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ HOTLINE: 0989.072.079 | 0906.219.287 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

6. Thông tin liên hệ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com 

Đăng ký tư vấn