Người nhận thừa kế mất tích nhiều năm phân chia thừa kế như thế nào?

https://tiasanglaw.com

Người nhận thừa kế mất tích nhiều năm phân chia thừa kế như thế nào?

Người nhận thừa kế mất tích nhiều năm phân chia thừa kế như thế nào?

Người có tài sản mà mất tích để lại phải được Tòa án tuyên bố mất tích thì tài sản mới được tiến hành phân chia thừa kế cho những hàng thừa kế. Vậy trình tự, thủ tục phân chia tài sản như thế nào và khi nào tòa án sẽ tuyên bố người thừa kế mất tích đã chết. Hãy cùng Tia Sáng tìm hiểu cụ thể bài viết dưới đây:

1. Người nhận thừa kế mất tích là gì?

Người thừa kế là một người được thừa hưởng tài sản từ một người khác chẳng hạn như: cha mẹ, ông bà, cô chú,…theo di chúc của người mất hoặc theo pháp luật.

Tuy nhiên, người thừa kế đã không có sự liên lạc với những người thân khác trong gia đình hoặc bạn bè một thời gian dài. Hoặc không có một số thông tin về cuộc sống của người đó như: nơi thường trú; tạm trú; nơi làm việc; học tập; dấu hiệu sinh hoạt khác… thì được xem là người mất tích.

Từ đó suy ra, người thừa kế mất tích là người đủ điều kiện được thừa hưởng tài sản một cách hợp pháp nhưng không có thông tin và không thể liên lạc được với họ trong thời gian dài.

2. Quy định về người thừa kế

Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 (sau đây gọi là BLDS 2015), “người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản mất”.

Như vậy, người thừa kế mất tích được hiểu là một người được hưởng di sản từ người thân của họ như cha, mẹ, ông bà, cô chú,... theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nhưng tại thời điểm mở thừa kế thì đã không liên lạc được với họ, hoặc họ đi khỏi nơi cư trú trong một khoảng thời gian dài mà người thân không rõ tung tích được gọi là người mất tích.

Suy ra, tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế mất tích được hưởng tài sản một cách hợp pháp nhưng không có thông tin và cũng không thể liên lạc được với họ bằng bất kì cách nào.

Như vậy, để có thể thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi có người mất tích thì một thủ tục bắt buộc phải thực hiện đó là thủ tục tuyên bố một người mất tích.

3. Điều kiện để tuyên bố một người mất tích

Căn cứ Điều 68 khoản 1 BLDS 2015 điều kiện để tuyên bố một người mất tích gồm:

“Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”.

4. Trình tự thủ tục tuyên bố mất tích

Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích, họ cần phải “kèm theo đơn yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm” (Điều 387 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sau đây gọi là BLTTDS 2015).

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

5. Kê khai di sản của người thừa kế mất tích

Tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014 quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

  • Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
  • Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

6. Người nhận thừa kế mất tích nhiều năm phân chia thừa kế thế nào?

6.1. Tài sản của người mất tích được giải quyết ra sao?

Căn cứ Điều 69 BLDS 2015 người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích.

“Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản”.

Như vậy, sau khi tòa án tuyên bố mất tích thì sẽ chỉ định một người quản lý tài sản của người mất tích.

Người quản lý sẽ có nghĩa vụ trả lại tài sản sau khi người mất tích trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

6.2. Khi nào được phân chia tài sản thừa kế của người mất tích?

Trong trường hợp sau 3 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích mà anh trai bạn vẫn biệt tích thì người có quyền và nghĩa vụ liên quan có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chết với người mất tích.

Về giải quyết tài sản của người tuyên bố là đã chết thì căn cứ tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

Như vậy, nếu tòa án tuyên bố là người mất tích đã chết thì tài sản của người mất tích sẽ được phân chia cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật dân sự.

7. Tòa tuyên bố mất tích thì người đó có được hưởng thừa kế

7.1. Quy định hưởng di sản theo di chúc

Tại Điều 643 BLDS 2015, “di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” và không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần nếu:

  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc nếu di chúc có nhiều người thừa kế theo di chúc không có hiệu lực;
  • Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế…

Như vậy, việc người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc mất tích không phải điều kiện để di chúc không có hiệu lực. Nên nếu trong di chúc, cha mẹ vẫn để lại tài sản cho người con đã mất tích thì người này vẫn được hưởng phần di sản này.

7.2. Quy định phân chia hàng thừa kế của người mất tích

Căn cứ tại Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

8. Người tuyên bố đã chết khi quay trở về có thể yêu cầu người đã hưởng tài sản thừa kế của mình trả lại tài sản hay không?

Theo Điều 73 BLDS 2015 quy định về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết như sau:

"Điều 73. Hủy bỏ quyết định tuyên bố chết

1. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.

2. Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây:

a) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật;

b) Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.

3. Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.

Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật này, Luật hôn nhân và gia đình.

5. Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch."

Như vậy người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

9. Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ đối với tài sản thừa kế của người mất tích

Trong trường hợp khách hàng muốn hỗ trợ tư vấn, làm các thủ tục để yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với người mất tích hay nhận thừa kế đối với người bị tuyên bố chết, Công ty Luật Tia Sáng có thể hỗ trợ những công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về việc tuyên bố một người mất tích và các vấn đề pháp lý liên quan.
  • Tư vấn, hướng dẫn làm thủ tục, hồ sơ để nhận thừa kế đối với người bị tuyên bố chết.
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn theo yêu cầu cũng như các đơn khác có liên quan.
  • Các công việc khác theo yêu cầu.

10. Những lý do nên chọn dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế tại Tia Sáng

Công ty Luật TIA SÁNG là tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 41.02.2295/TP/ĐKHĐ trụ sở tại: Tầng 2, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Luật TIA SÁNG tự tin với đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Sở hữu trí tuệ,… Luật Tia Sáng cam kết đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho Quý khách hàng trong và ngoài nước dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đúng quy định pháp luật và đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích của Quý khách hàng.

Tia Sáng cam kết:

  • UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.
  • CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
  • TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.
  • KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động hơn 10 năm, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế.
  • CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.
  • YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.
  • CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia tài sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua thông tin sau:

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

Đăng ký tư vấn