Nhà từ đường là gì? Nhà từ đường có phải chia di sản thừa kế hay không?

https://tiasanglaw.com

Nhà từ đường là gì? Nhà từ đường có phải chia di sản thừa kế hay không?

Nhà từ đường là gì? Nhà từ đường có phải chia di sản thừa kế hay không?

Đất có nhà từ đường, nhà thờ họ thì có phải chia di sản thừa kế hay không? Pháp luật quy định như thế nào về đất có chứa nhà từ đường? Cùng tham khảo pháp luật thừa kế nhà từ đường qua bài viết sau đây của Tia Sáng. Tia Sáng Law - dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế nhà từ đường uy tín.

Nhà từ đường là gì?

Nhà từ đường hay nhà thờ họ là công trình mang tính tâm linh, nơi đây dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại Trung Bộ, khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Quy định về nhà từ đường theo Pháp luật Việt Nam

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật đất đai 2013
  • Thông tư 23/2014/TT-BTNMT Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Các quy định về nhà từ đường

Pháp Luật Việt Nam quy định: nhà thờ họ là tài sản riêng của cộng đồng. Mà cộng động ở đây chính là của dòng họ.

Tóm tắt quy định tại Điều 211, Bộ Luật dân sự 2015:

Về sở hữu chung của cộng đồng:

1, Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu chung của dòng họ, thôn ấp, buôn, sóc, cộng đồng dân cư khác với tải sản hình thành theo phong tục tập quán; do các thành viên đóng góp, quyền tặng; hoặc từ các nguồn khác phù hợp với Pháp luật. Nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung của cộng đồng, dòng họ.

2, Các thành viên sẽ có trách nhiệm cùng quản lý, sử dụng, định đoạt; hoặc tuần theo phong tục, tập quán chung của cộng đồng. Nhưng đảm bảo không được vi phạm pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.

3, Tài sản chung của cộng đồng là tài sản hợp nhất, không phân chia.

Tóm tắt Điều 645, Luật dân sự 2013:

Về di sản dùng vào việc thờ cúng:

1, Nếu người lập di chúc để lại một phần tài sản vào việc thờ cúng, phần di sản để lại đó không được chia thừa kế. Di sản sẽ được giao cho một người cụ thể có ghi tên trong di chúc để thực hiện việc thờ cúng. Trường hợp người này không làm đúng di chúc hoặc thỏa thuận của người thừa kế, vậy những người thừa kế có quyền giao di sản đó cho người khác quản lý, thờ cúng.

Nếu như trong di sản không ghi rõ tên người thừa kế. Vậy những người thừa kế sẽ cử ra người để quản lý di sản và thờ cúng.

Nếu tất cả người thừa kế đã chết. Vậy di sản thờ cúng sẽ thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó.

Tóm tắt quy định tại Khoản 5, Điều 100, Luật đất đai 2013:

Về cấp giấy chứng nhận, quyền sở hữu đất và tài sản gắn liền với đất:

1, Cộng đồng đang sử dụng đất có công trình đền, đình, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp; đất không có tranh chấp sẽ được UBND cấp xã xác nhận. Đồng thời cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất chung cho cộng đồng, dòng họ.

Tóm tắt nội dung Thông tư 23/2014/TT-BTNMT – Điểm i, Khoản 1, Điều 5:

Điều 5: Thể hiện thông tin người sử hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ):

i, Tài sản chung của cộng đồng dân cư thì thông tin người sở hữu ghi tên của động đồng dân cư có. Ngoài ra còn có địa điểm, nơi sinh hoạt chung của cộng đồng.

Quy định về tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên gia đình

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của các thành viên gia đình như sau:

– Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

– Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.

Có quyền yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất có nhà từ đường, nhà thờ họ hay không?

Nhà từ đường hay còn gọi là nhà thờ là công trình chuyên dụng dành riêng cho mục đích thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ dòng của cha. Nhà từ đường là một trong những nét văn hóa phổ biến của người Việt tại khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ và Trung Bộ. Chi họ lớn, sau khi đã phân chi thì nhà thờ của dòng trưởng nam sẽ là nơi thờ phụng từ đời ông Thủy tổ, nơi giữ gia phả gốc. Các nhánh họ khác đều có nơi thờ cũng riêng từ đời ông tổ chi trưởng, gọi là nhà thờ chi họ hay cửa họ.

Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:

“1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyền góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

2. Các thành viên của cộng đông cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.”

Khoản 5 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàỉ sản khác gắn liền với đất.”

Điều 160 Luật Đất đai năm 2013 quy định:

"1. Đất tín ngưỡng gồm đất có công trình dinh, đên, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:

“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Như vậy, về nguyên tắc thì nhà từ đường là công trình của tập thể nên do các thành viên của tập thể đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, dựa trên quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là loại tài sản chung hợp nhất không được phép phân chia. Do vậy, không có quyền yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất có nhà từ đường, nhà thờ họ.

Lưu ý:

- Đối với nhà vừa để ở vừa để làm nơi thờ cúng thì vẫn có thể phân chia để xem xét công sức quản lý, duy trì, tôn tạo ngôi nhà đó.

- Trong trường hợp việc thờ cúng không được thực hiện thì tham khảo, vận dụng Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế để giải quyết:

“Nếu thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo đi chúc, thì người nào trong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản đó được hưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là người thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Thừa kế mà đang còn sống vào thời điểm xảy ra tranh chấp về di sản đó được hưởng”.

Nhà từ đường có bị nhà nước thu hồi hay không?

Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng có quy định điều kiện: Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai mà chưa được cấp.

Như vậy về mặt lý thuyết thì nhà nước có quyền thu hồi đất có nhà từ đường để phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nếu thoả điều kiện trên. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, Nhà nước rất ít khi thu hồi đất có nhà từ đường vì yếu tố tôn trọng sự thờ phụng tổ tiên, ông bà của người dân.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai được hướng dẫn chi tiết bởi khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường đất có nhà từ đường thu hồi như sau:

– Đối với đất phi nông nghiệp sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà không phải là đất có nguồn gốc do được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 và Điều 102 của Luật Đất đai thì được bồi thường về đất theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 của Luật Đất đai.

Trường hợp đất phi nông nghiệp của cơ sở tôn giáo sử dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến thời điểm có Thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho thì không được bồi thường về đất;

– Đối với đất phi nông nghiệp có nguồn gốc do được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có). Việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại để tính bồi thường thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích mà diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, nếu cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo còn có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chung của cộng đồng, cơ sở tôn giáo thì được Nhà nước giao đất mới tại nơi khác; việc giao đất mới tại nơi khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Con cháu có được tặng cho đất để làm nhà từ đường hay không?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

– Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

+ Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai 2013;

+ Đất không có tranh chấp;

+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

+ Trong thời hạn sử dụng đất.

– Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định về trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất (Điều 191) và trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện (Điều 192) Luật Đất đai.

– Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Nếu thoả đủ các điều kiện trên thì bạn sẽ được quyền tặng cho 1 phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất của bạn là đất ở để làm đất xây nhà từ đường thờ ông bà; tổ tiên.

Các vấn đề cần xác định khi khởi kiện về tranh chấp tài sản chung dòng họ?

Thứ nhất, cần xác định thành viên dòng họ trong tranh chấp:

Theo quy định của Điều 2 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP quy định về xác định thành viên dòng họ như sau: Thành viên dòng họ là cá nhân trong dòng họ được xác định theo tập quán phổ biến, được thừa nhận nơi dòng họ tồn tại. Các bên tranh chấp có trách nhiệm cung cấp họ, tên, địa chỉ của thành viên dòng họ.

Thứ hai, xác định quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP quy định về quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ như sau:

Thành viên dòng họ có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Dòng họ không phải là nguyên đơn. Tập thể (ví dụ: chi họ, nhánh họ, hội đồng gia tộc…) không có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của dòng họ.
Thứ ba, xác định đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ:

Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP quy định về việc xác định đương sự trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ như sau:

  • Nguyên đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về tài sản chung của dòng họ.
  • Bị đơn trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người bị kiện. Bị đơn có thể là thành viên dòng họ hoặc người không phải là thành viên dòng họ nhưng có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung của dòng họ.
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bao gồm thành viên khác của dòng họ và người không phải là thành viên dòng họ. Thành viên khác của dòng họ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu được đương sự đề nghị và Tòa án chấp nhận trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ tư, xác định địa chỉ người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ khi làm đơn khỏi kiện:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐTP quy định về việc xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ như sau:

– Địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án tranh chấp về tài sản chung của dòng họ được xác định theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 của Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

– Về địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là thành viên dòng họ:

Trường hợp đương sự cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Trường hợp đương sự không cung cấp được địa chỉ của thành viên dòng họ thì Tòa án không đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Quyền, nghĩa vụ của thành viên dòng họ chưa tham gia tố tụng sẽ được giải quyết bằng một vụ án khác khi có yêu cầu.

Lập di chúc làm nhà từ đường thế nào?

Tải file di chúc: TẠI ĐÂY

DI CHÚC

Hôm nay, ngày ........ tháng ....... năm …, tại địa chỉ:........... ....... trước sự chứng kiến của hai người làm chứng, tôi là: ....................................................... Sinh năm: ..................

CMND số ........................ do Công an thành phố .................... cấp ngày .................

Hộ khẩu thường trú: ...............................................................................................

Nay trong tình trạng tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt toàn bộ tài sản (di sản) của tôi, cụ thể như sau:

I. Di sản

Di sản được định đoạt trong Di chúc này là toàn bộ tài sản của tôi, cụ thể như sau:

Ngôi nhà và thửa đất tại địa chỉ: ........................, thành phố ......................... theo Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở số: ................................., hồ sơ gốc số: .............................................. do UBND ........................... cấp ngày ....../....../..........

Tài sản nêu trên là do tôi vất vả làm lụng, tích cóp, dành dụm cả cuộc đời mới có được. Nay, tôi để lại di chúc định đoạt về căn nhà trên như sau:

II. Người được hưởng di sản

Sau khi tôi chết đi thì toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi (di sản) nêu tại mục I của di chúc này được sử dụng để làm nhà từ đường. Con trai lớn của tôi là ……………………. Số CCCD ………………. Hộ khẩu thường trú……………………. là người quản lý nhà từ đường trên.

Ngoài ra, tôi không để lại di sản của tôi cho ai khác.

III. Cam đoan của người lập di chúc.

- Những thông tin về nhân thân, thông tin về tài sản, di sản đã ghi trong Di chúc này là đúng sự thật.

- Toàn bộ các giấy tờ làm căn cứ để lập Di chúc này là do tôi cung cấp, các giấy tờ này được cơ quan có thẩm quyền cấp, không có sự giả mạo, tẩy xóa, thêm bớt làm sai lệch nội dung.

- Toàn bộ Bất động sản được định đoạt trong Di chúc này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi theo quy định của pháp luật.

- Việc lập Di chúc này là hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, không bị lừa dối, không bị ép buộc.

Ttôi đã nghe người làm chứng đọc toàn văn bản Di chúc này và chúng tôi cũng đã tự mình đọc lại toàn bộ nội dung Di chúc, hiểu rõ, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc và ký, điểm chỉ vào di chúc này trước sự có mặt của hai người làm chứng. Hai người làm chứng có tên trong Di chúc này do tôi tự nguyện mời đến chứng kiến việc tôi lập di chúc. Di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi. Tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.

Di chúc này gồm ...... trang đánh máy, tiếng Việt và được lập thành 02 bản chính, có giá trị pháp lý như nhau.

 

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

 

(Ký tên, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

 

Người làm chứng:

1. Ông: ..............................................; Sinh năm: .......................

CMND: số ...................... do Công an thành phố ...........................

cấp ngày ....................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................

2. Bà:........................; Sinh năm: ................................................

CMND: số ................ do Công an thành phố .................................

cấp ngày ....................................................................................

Hộ khẩu thường trú: ....................................................................

Những người làm chứng cam đoan tận mắt chứng kiến ông................... tự nguyện lập và ký, điểm chỉ vào bản Di chúc này.

 

NGƯỜI LÀM CHỨNG CHO DI CHÚC

 

(Ký và ghi rõ họ tên)

Những câu hỏi thường gặp khi luật sư Tia Sáng tư vấn khách hàng về luật thừa kế nhà từ đường

Nhà từ đường có áp dụng pháp luật về nhà ở hay không?

Việc áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp thừa kế căn cứ vào thời điểm giao dịch, tức là thời điểm mở thừa kế. Do vậy, tính chất của di sản (là nhà ở, nhà từ đường, hay chỉ là đất...) cũng phải được xác định ở thời điểm mở thừa kế. Trong vụ án này thì thời điểm mở thừa kế của cố A là năm 1952, của cố G là năm 1981; di sản của ai thì xem xét theo thời điểm mở thừa kế của người ấy. Di sản ở thời điểm mở thừa kế nếu là nhà ở thì phải áp dụng quy định của pháp luật về nhà ở là Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Úy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 hoặc Nghị quyết số 1037/2006/NQ-ƯBTVQH11 ngày 27/7/2006 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đáng lưu ý là theo quy định hiện hành (Công văn sỐ 91/TANDTC-VKHXX ngày 28/6/2011 về việc áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11) thì những người tham gia vào giao dịch dân sự về nhà ở phải định cư ở nước ngoài trước ngày 01/7/1991 thì mới thuộc trường hợp áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/ NQ-UBTVQH11. Trong vụ án này chưa xác định rõ ở thời điểm mở thừa kế có nhà ở hay vừa là nhà thờ vừa là nhà ở hay không; nếu chỉ là nhà từ đường (không dùng để ở) thì không thuộc diện được áp dụng Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 cũng như Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11.

Nếu tại thời điểm mở thừa kế mà có nhà ở thì đất thổ cư và khuôn viên nhà ở cũng là một bộ phận của nhà ở nên nếu hiện nay nhà không còn thì vẫn phải xác định đất đó được giải quyết theo pháp luật về nhà ở, bao gồm cả việc tính thời hiệu khởi kiện. Trong trường hợp ở thời điểm mở thừa kế không có nhà ở thì quyền sử dụng đất vẫn có thể là di sản thừa kế (theo quy định tại Tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình) nếu đất tranh chấp có một trong các loại giấy tờ quy định ở Điều 50 Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, nếu di sản chỉ là quyền sử dụng đất (không gắn với nhà ở) thì đến ngày 11/6/2007 mới khởi kiện là đã hết thời hiệu khởi kiện nếu không có căn cứ gì khác.

Có thể kết luận là: Nhà từ đường không dùng để ở thì không thuộc đối tượng của pháp luật về nhà ở. Thời điểm xác định tính chất của di sản là thời điểm mở thừa kế. Nhà hiện nay không còn nhưng đất vẫn có thể là di sản nếu đất đó là một bộ phận của nhà ở vào thời điểm mở thừa kế hoặc tuy không gắn với nhà ở nhưng thỏa mãn các điều kiện quy định tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP là người để lại di sản có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.

Đất có nhà từ đường, nhà thờ họ thì có phải chia di sản thừa thừa kế hay không?

Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng:

“1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.”

Về nguyên tắc thì nhà từ đường là công trình của tập thể nên do các thành viên của tập thể đồng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán, dựa trên quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Đây là loại tài sản chung hợp nhất không được phép phân chia. Do vậy, không có quyền yêu cầu chia thừa kế quyền sử dụng đất có nhà từ đường, nhà thờ họ.

Lưu ý:

- Đối với nhà vừa để ở vừa để làm nơi thờ cúng thì vẫn có thể phân chia để xem xét công sức quản lý, duy trì, tôn tạo ngôi nhà đó.

- Trong trường hợp việc thờ cúng không được thực hiện thì tham khảo, vận dụng Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế để giải quyết:

“Nếu thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết mà việc thờ cúng không được thực hiện theo đi chúc, thì người nào trong số những người thừa kế theo pháp luật đang quản lý hợp pháp di sản đó được hưởng di sản đó; nếu người đang quản lý hợp pháp di sản dùng vào việc thờ cúng không phải là người thừa kế theo pháp luật, thì người thừa kế theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh Thừa kế mà đang còn sống vào thời điểm xảy ra tranh chấp về di sản đó được hưởng”.

Nhà từ đường có bán được hay không?

Theo quy định của pháp luật thì nhà từ đường là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng được xây dựng trên phần đất tín ngưỡng.

Theo quy định tại Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:

– Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

– Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:

– Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

– Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

Chính vì quy định trên ta biết được rằng Nhà từ đường là một tài sản chung hợp nhất, cho nên các thành viên của nhà từ đường sẽ cùng nhau quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Về mặt lý thuyết dựa theo quy định của pháp luật thì nhà từ đường có thể bán được nếu các thành viên của nhà từ đường cùng đồng ý thoả thuận bán nhà từ đường. Nếu không được tất cả các thành viên đồng ý thì sẽ không được bán nhà từ đường.

Lập di chúc làm nhà từ đường được không?

Hiện nay, Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng...

Như vậy, hoàn toàn có thể để lại di chúc yêu cầu sử dụng căn nhà của mình làm nhà từ đường sau khi chết trừ trường hợp toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Cũng theo Điều 645 Bộ luật Dân sự, nếu người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì có một số lưu ý sau:

- Căn nhà để làm nhà từ đường không được chia thừa kế;

- Căn nhà được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;

- Nếu người quản lý không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.

- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

- Nhà từ đường, nhà thờ họ không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung

cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Điều 100 Luật Đất đai).

Dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế nhà từ đường uy tín, chuyên nghiệp tại tphcm

  • Tư vấn luật và hỗ trợ khách hàng soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Tư vấn về thời hiệu thừa kế;
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Hỗ trợ các thủ tục theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật khi khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng;
  • Tư vấn các nội dung khác có liên quan.

Những lý do nên chọn dịch vụ luật sư tư vấn luật thừa kế nhà từ đường tại Tia Sáng

Công ty Luật TIA SÁNG là tổ chức hành nghề Luật sư hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động số 41.02.2295/TP/ĐKHĐ trụ sở tại: Tầng 2, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty Luật TIA SÁNG tự tin với đội ngũ Luật sư và chuyên gia pháp lý có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Sở hữu trí tuệ,… Luật Tia Sáng cam kết đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho Quý khách hàng trong và ngoài nước dịch vụ pháp lý chất lượng cao, đúng quy định pháp luật và đảm bảo tốt nhất về quyền và lợi ích của Quý khách hàng.

Tia Sáng cam kết:

  • UY TÍN: Chúng tôi luôn đề cao chữ tín với khách hàng.
  • CHUYÊN NGHIỆP: Là đơn vị tư vấn luật, chúng tôi hướng tới sự chuyên nghiệp từng tác phong, lời nói, giao kết với khách hàng trong mọi hoàn cảnh.
  • TRÁCH NHIỆM: Chúng tôi nói được và làm được, trong bất kỳ sự cố, sự kiện bất khả kháng xảy ra, chúng tôi vẫn hỗ trợ khách hàng và cam kết chịu trách nhiệm đến cùng.
  • KINH NGHIỆM: Chúng tôi được thành lập và hoạt động hơn 10 năm, do đó dịch vụ chúng tôi cung cấp có sự trải nghiệm thực tế.
  • CHI PHÍ HỢP LÝ: Để mang đến sự thoải mái cho khách hàng, chúng tôi luôn luôn so sánh để điều chỉnh phí dịch vụ trên cơ sở chất lượng tư vấn tương tự.
  • YẾU TỐ NGOẠI GIAO: Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cơ quan, chính quyền, tổ chức khác để phục vụ tốt cho công việc của khách hàng.
  • CAM KẾT BẢO MẬT: Luật sư cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin, tài liệu, và những trao đổi công việc với khách hàng.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến việc chia tài sản thừa kế, vui lòng liên hệ trực tiếp: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế trực tuyến qua thông tin sau:

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Phone: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

Đăng ký tư vấn