Luật hình sự về đánh nhau, cố ý gây thương tích và mức xử phạt

https://tiasanglaw.com

Luật hình sự về đánh nhau, cố ý gây thương tích và mức xử phạt

Bộ luật hình sự về đánh nhau, cố ý gây thương tích và mức xử phạt mới nhất

Đánh nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích cho người khác là các hành vi vi phạm pháp luật quá đỗi phổ biến trong đời sống. Vậy hành vi này bị xử phạt thế nào theo quy định mới nhất trong bộ luật hình sự đánh nhau?

Luật hình sự cố ý gây thương tích: Gây thương tích bao nhiêu % sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

1. Đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị phạt bao nhiêu tiền?

Đánh nhau là một trong những hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Trong đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau

Như vậy, nếu thực hiện hành vi đánh nhau, những người tham gia có thể bị phạt hành chính từ 500.000 - 01 triệu đồng.

2. Đánh nhau gây thương tích cho người khác xử lý thế nào?

Khác với hành vi đánh nhau gây mất trật tự công cộng nêu trên, ngoài việc bị phạt hành chính, hành vi đánh nhau gây thương tích cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Về mức phạt hành chính

Nếu đánh nhau gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt thì người vi phạm sẽ bị bị phạt hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Theo đó, mức phạt được quy định với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.

2.2. Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phạm tội cố ý gây thương tích:

- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

- Có tổ chức;

- Có tính chất côn đồ…

Mức phạt cơ bản của Tội cố ý gây thương tích là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với các trường hợp tăng nặng khác, tùy vào tính chất, mức độ thương tích gây ra, người phạm tội có thể bị phạt tù có thời hạn đến 12 năm hoặc thậm chí là tù chung thân, cụ thể:

Phạt tù từ 02 - 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tái phạm nguy hiểm…

Phạt tù từ 05 - 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%...

Phạt tù từ 07 - 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Làm chết người;

- Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên…

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân khi phạm tội thuộc một trong hai trường hợp:

- Làm chết 02 người trở lên;

- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp đặc biệt quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134.

Người ra người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

3. Dưới 18 tuổi đánh nhau gây thương tích có bị xử lý hình sự?

Điều 12 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, nếu có hành vi cố ý gây thương tích thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 134, người dưới 18 tuổi sẽ bị xử lý hình sự như sau:

- Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;

- Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trong đó, tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 - 15 năm tù.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 - 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thuộc các trường hợp tăng nặng tại khoản 3, 4, 5 Điều 134.

4. Đánh người trộm chó có bị xử lý hình sự ?

Hành vi đánh người trộm chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích nếu gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 134

Khoản 6, Điều 134 quy định người nào thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích cho người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Về việc quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

5. Nhờ người khác đánh người bị xử lý thế nào ?

Căn cứ điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo đó, nhờ người khác đánh người có thể sẽ bị xác định là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác thực hiện tội phạm còn người trực tiếp gây thương tích sẽ bị xác định là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm. Ở đây, người nhờ đánh và người đánh đều là đồng phạm cho nên có thể sẽ phải chịu hình phạt và mức phạt như nhau trừ trường hợp có những tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt khác nhau.

Về hình phạt, có thể xác định đây là hành vi cố ý gây thương tích và căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì tùy vào các tình tiết của vụ án mà người phạm tội này có thể chịu hình phạt là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù có thời hạn với mức tối đa là tù chung thân.

6. Chế tài đối với người có hành vi đánh nhau gây thương tích là gì ?

Căn cứ điểm a, khoản 3, điều 134, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, như sau:

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

Theo quy định trên, hành vi cố ý gây thương tích khiến người bị hại bị tổn thương cơ thể trên 61 % thì có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 nêu trên. Đối chiếu với quy định về phân loại tội phạm thì đây có thể coi là tội phạm rất nghiêm trọng.

Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, em trai của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Ngoài ra, hành vi của em trai bạn còn phải chịu trách nhiệm bồi thường do xâm phạm đến sức khoẻ của người khác theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

7. Khái niệm đánh người gây thương tích

Đánh người gây thương tích là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác. Mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội sẽ dựa trên tỷ lệ tổn thương cơ thể và những tình tiết tăng nặng mà luật hình sự cố ý gây thương tích quy định

Về cơ bản, tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại từ 11% trở lên thì người có hành vi gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, dù tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% vẫn sẽ bị khởi tố hình sự vì tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tới xã hội của hành vi.

8. Xác định tỷ lệ tổn thương đối với cơ thể

Tỷ lệ tổn thương cơ thể được xác định theo phương pháp xác định tổn thương cơ thể được quy định tại Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể dựa trên phương pháp cộng các phần tỷ lệ % tổn thương cơ thể khác nhau được quy định tại bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT.

Lưu ý: thương tích và thương tật trong vụ án hình sự là hai khái niệm khác nhau:

▪ Thương tích: tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.

▪ Thương tật: những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.

Dù hai khái niệm khác nhau nhưng cách xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể đều dựa vào Thông tư 22/2019/TT-BYT để tiến hành giám định.

9. Mức xử phạt đối với hành vi đánh người gây thương tích

Hành vi đánh người gây thương tích là hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, bất kỳ chủ thể nào thực hiện hành vi này đều sẽ phải chịu mức xử phạt khác nhau tùy vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà người bị đánh phải chịu:

▪ Tỷ lệ từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp đặc biệt tại khoản 1,Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;

▪ Tỷ lệ từ 31% – 60%: phạt tù từ 02 năm đến 06 năm;

▪ Tỷ lệ từ 61% trở lên: tùy vào mức độ NGUY HIỂM và tỷ lệ thương tổn cơ thể trên thực tế để áp dụng mức xử phạt tương ứng: từ 07 năm – 20 năm hoặc tù chung thân.

10. Khi nào gây thương tích dưới 11% bị khởi tố hình sự ?

Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), các trường hợp đánh người gây thương tích dưới 11% vẫn bị khởi tố hình sự:

▪ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

▪ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

▪ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

▪ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

▪ Có tổ chức;

▪ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

▪ Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

▪ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

▪ Có tính chất côn đồ;

▪ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Các hành vi này này được xác định căn cứ trên mức độ nguy hiểm của hành vi, gây ra những hậu quả lớn cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến người bị hại và xã hội.

11. Dịch vụ luật sư tư vấn bộ luật hình sự đánh nhau, gây thương tích

Công ty luật Tia Sáng cung cấp đến khách hàng dịch vụ luật sư tư vấn các vấn đề, giải đáp các vướng mắc pháp lý có liên quan đến hành vi đánh người gây thương tích, cụ thể:

- Tư vấn pháp luật trực tuyến qua hotline: 0989.072.079 | 0906.219.287 với đội ngũ luật sư và các chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp giải đáp vướng mắc cho khách hàng mọi lúc. Dịch vụ luật sư tư vấn qua tổng đài phục vụ khách hàng 24/7 với chất lượng dịch vụ uy tín, đảm bảo. Quý khách có thể tham khảo danh sách đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý công ty luật Tia Sáng TẠI ĐÂY.

- Tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ công ty luật Tia Sáng: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM. Hoặc khách hàng có nhu cầu đặt lịch tư vấn trực tiếp với luật sư ngoài trụ sở văn phòng công ty luật Tia Sáng, tại địa điểm nơi khách hàng muốn gặp.

- Tư vấn pháp luật qua email dịch vụ có trả phí. Khách hàng soạn chủ đề email gửi với tiêu đề:

Nội dung yêu cầu tư vấn + Thông tin họ, tên khách hàng + Số điện thoại liên hệ >> gửi tới email: tiasanglaw@gmail.com

Sau khi nhận được email sử dụng dịch vụ của khách hàng thì chúng tôi sẽ phân công các luật sư, chuyên gia pháp lý để tư vấn, giải đáp các vướng mắc của khách hàng hoặc có thể liên hệ lại ngay với khách hàng để yêu cầu cung cấp một số thông tin có liên quan đến vụ việc của khách hàng để có phương án xử lý và giải quyết triệt để các vướng mắc pháp lý một cách chính xác, đạt hiệu quả nhất.

12. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Luật TNHH MTV TIA SÁNG

Địa chỉ: Phòng 2.3, tầng 2 tòa nhà Indochina. Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, P. ĐaKao, Q.1, TP. HCM

Số điện thoại: 0989.072.079 | 0906.219.287

Email: tiasanglaw@gmail.com

 

Đăng ký tư vấn